Lời Chúa Thứ Hai Tuần III-TN, 22-01-2024 Ngày V trong Tuần lễ Cầu cho các Kitô hữu hợp nhất Mc 3, 22-30  “Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế : Ngài là đối tượng sự phỉ báng”

LECTIO DIVINA

Thứ Hai Tuần III-TN, 2201-2024

Ngày V trong Tuần lễ Cầu cho các Kitô hữu hợp nhất

Mc 3, 2230

 Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế : Ngài là đối tượng sự phỉ báng

1.LECTIO

Xa-tan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay (Mc 3, 22-30), các kinh sư từ Giêrusalem đến quan sát, theo dõi… thật là ác độc. Sau khi chứng kiến những việc trừ quỷ do Chúa Giêsu thực hiện, họ buộc tội Chúa là bị quỷ ám và thông đồng với quỷ. Vị Tôn Sư Thần Linh bác bỏ lý luận xuyên tạc, méo mó của họ, (một lý luận) thấm nhiễm độc ác, căm ghét lạnh lùng và vấy bẩn ghen tị. Thật vậy, Satan không ngu dại đến độ liên kết với Chúa Giêsu để tiêu diệt chính bản thân của hắn. Đúng hơn, Chúa Giêsu trục xuất ma quỷ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu là “Đấng mạnh hơn”, chế ngự Satan và khuất phục binh lính của hắn. Chúa Giêsu trừ quỷ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Thật là phỉ báng khi nói rằng quyền năng hoạt động trong Chúa Giêsu là của “ma quỷ” ; và là xúc phạm khi bảo rằng Chúa Thánh Thần linh hoạt Chúa Giêsu là “ô uế”. Sự thù oán của các kinh sư lớn đến nỗi họ cố tình bác bỏ sức mạnh của ân sủng cứu độ của Thiên Chúa hoạt động trong họ. Do đó, theo nghĩa này, sự tha thứ không dành cho họ.

2.MEDITATIO
Các nhà chức trách tôn giáo thời Chúa Giêsu đã khép mình lại trong chính mình và phủ nhận bằng chứng. Có bao giờ điều này xảy ra với tôi, khiến tôi tự khép mình trước bằng chứng sự thật không ?
Tôi có mắc tội ghen tị và không thể nhận ra ân sủng hoạt động nơi người khác không ? Tôi phải làm gì với điều này ?
Vu khống là cánh tay hoặc vũ khí của kẻ yếu. Tôi có kinh nghiệm về điểm này không ?
3.ORATIO

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã bị hiểu lầm và buộc tội một cách ác độc. Nhưng phần chúng con, chúng con đón nhận tình yêu của Chúa. Xin cho quyền năng Thánh Thần của Chúa ở với chúng con. Xin giúp chúng con mang lại trật tự và công lý cho một thế giới bị rung chuyển bởi bạo lực của cái ác và tội lỗi. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.

4.CONTEMPLATIO

Ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời

5.ACTIO
Tôi cầu nguyện cho những kẻ phạm thượng chống lại Thiên Chúa, đặc biệt những người phạm thượng bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.
Tôi nỗ lực ngay hôm nay để truyền bá Tin Mừng đến những người xung quanh tôi.
Sống Ngày V trong Tuần lễ Cầu cho các Kitô hữu hợp nhất, tôi thực hành lời dạy này của ĐTC Phanxicô : “Bài đọc Cv 12, 1-11 cho chúng ta thấy nguồn mạch của sự hiệp nhất. Bài đọc ấy tường thuật lại kinh nghiệm của Giáo Hội tiên khởi trong thời gian bị khủng hoảng: Vua Hêrôđê nổi giận, tung ra sự bách hại kinh hoàng các tín hữu, và Thánh Giacôbê Tông đồ đã bị giết chết. Và giờ đây Thánh Phêrô bị bắt. Cộng đoàn như rắn mất đầu, mọi người đều lo sợ cho mạng sống của chính mình. Tuy nhiên, vào chính lúc bi thảm ấy, đã không có người nào trốn chạy, không người nào tìm cách cứu mình, không người nào bỏ rơi người khác, nhưng họ hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện. Họ đã tìm được sức mạnh từ lời cầu nguyện, và sự hiệp nhất mạnh hơn bất cứ đe dọa nào. Bản văn viết: ‘Đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông’ (Cv 12, 5). Hiệp nhất là hoa trái của lời cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện cho phép Chúa Thánh Thần can thiệp, mở rộng lòng chúng ta ra đón nhận niềm hy vọng, thu ngắn những khoảng cách, và giữ chặt chúng ta với nhau trong những thời khắc gian truân(ĐTC Phanxicô, Bài giảng Lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, 29.6.2020).

Lm. Gb. Nguyễn Đăng Tuệ, phóng tác.

Comments are closed.