Thứ Bảy Tuần 2 Mùa Vọng – Ngày 12/12/2020

Lời Chúa: Mt 17,10-13

Các môn đệ hỏi Người rằng: “Vậy sao các kinh sư lại nói Ê-li-a phải đến trước?” Người đáp: “Ông Ê-li-a phải đến để chỉnh đốn mọi sự. Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế”. Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gioan Tẩy Giả.

 


Suy niệm

SỨ VỤ VÀ THÁCH ĐỐ CỦA NGÔN SỨ

Ngôn sứ là người được sai đi rao giảng lời Chúa và làm chứng cho lời rao giảng của mình.Trong đó, Gioan Tẩy giả là ngôn sứ cuối cùng trong thờiCựu ước,đã chu toàn sứ vụ Thiên Chúa trao phó bằng việc giới thiệu Đấng Cứu Thế cho dân Israel (x.Ga 1, 6-7).

Khi Gioan xuất hiện, các môn đệ thắc mắc, băn khoăn về sự trở lại của ngôn sứ Êlia, vì ông từng là đối tượng trong việc giảng dạy của các luật sĩ theo lời tiên tri Malakhi đã loan báo

(Mlk 3, 23-24), Êlia phải đến trước để dọn đường cho Đấng Cứu Thế.Chúa Giêsu biết trước điềucác môn đệ thắc mắc, nên giải thích cho các ông hiểu về sự hiện diện của ngôn sứ Êlia, vì Êliađã đến rồi và tinh thần cũng như vai trò của ôngđược thực hiện rõ ràng nơi sứ vụ của Gioan Tiền hô.Tuy nhiên, những người lãnh đạo dân Do thái không công nhận và ngược đãi ông, vì họ xemÊlia làm nhiều sự lạ mà nơi Gioan không hề có. Kết cuộc, với cái chết, Gioan đã làm chứng cho ChúaGiêsu – Đấng Cứu Thế cũng sẽ chết như Gioan Tiền hô.Qua đó cho chúng ta thấy,sứ vụ của ngôn sứ là trực tiếp đến làm chứng, dọn đường cho Đấng Cứu Thếbằng nhiều thách đố, và có khi hy sinh mạng sống mình.

Mỗi chúng ta, khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, trở thành Kitô hữu, đều được mời gọi tham dự vào chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ơn gọi trong bậc sống giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân mà ta thi hành những chức vụ đó cách rõ rệt hơn. Noi gương thánh Gioan Tiền hô, vị ngôn sứ đã thi hành tốt sứ vụ ngôn sứ cho Chúa Giêsu cho dù phải hy sinh tính mạng. Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta, những Kitô hữu (người có Chúa) thi hành sứ vụ ngôn sứ bằng đời sống yêu thương như Chúa dạy: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em (x.Lc 6,27).Cụ thể, yêu thương và cầu nguyện cho người sai lỗi, oán ghét ta trong khu xóm. Hơn nữa, trong tâm tình Mùa Vọng,chúng ta chia sẻ vật chất với những người gặp khó khănví như dòng sữa ngọt, như chăn ấm cho những người đói rét, biểu lộ tình thương Chúa cho muôn người. Mặc dùbiết thử thách khi phải hy sinh cho đi, nhưng đó là phương thế biểu lộ mình là ngôn sứcho Chúa cách hiệu quả nhất.

Người Kitô hữu được mời gọi rao giảng Tin mừng. Xin chomọi người nhận ra Chúa nơi chúng ta là những ngôn sứ mang sứ điệp hòa bình, để những người chúng ta gặp gỡ được Chúa thương chúc lành, được lời Chúa biến đổi, sửa đổi con đường tâm linh của mình.Để từ đó, con đường đồi núi kiêu căng được thay bằng con đường khiêm nhường, con đường hố sâu tự ti thất vọng được lấp đầy bằngtín thác cậy trông, con đường của oán ghét giận hờn được thế bằng yêu thương tha thứ.


Comments are closed.