Tầm Quan Trọng Của Thể Thao Đối Với Con Người Nhân Bản (Phần 2)

Phần 1: https://dcvxuanloc.net/tri-thuc/tam-quan-trong-cua-the-thao-doi-voi-con-nguoi-nhan-ban-phan-1.html

3.     Cá nhân và đồng đội

Một điều rất điển hình của thế giới thể thao là mối tương quan hài hòa giữa cá nhân và đồng đội. Trong các môn thể thao đồng đội, như bóng đá, bóng bầu dục, bóng chuyền và bóng rổ, hoặc trong một số môn khác, thực tế đó được nhìn thấy rất rõ ràng. Nhưng ngay cả trong các môn thể thao cá nhân như tennis hay bơi lội, luôn có một số hình thức làm việc theo tinh thần đổng đội rất cao.

Ngày nay chúng ta có thể thấy nhiều biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Mục tiêu cá nhân đôi khi dường như chiếm ưu thê hơn lợi ích chung. Thể thao là một trường học làm việc theo tinh thần đồng đội, giúp chúng ta vượt qua sự ích kỷ nhỏ nhen. Trong đó, tính cá nhân của mỗi người chơi có liên quan đến đổng đội, để hoạt động chung với nhau, và để đạt được mục tiêu chung.

Đức Giáo hoàng Phanxicô, trong buổi nói chuyện với những người trẻ tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 70 của Trung tâm thể thao Ý, ngài đã nói như sau: “Tôi cũng hy vọng các bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của tinh thần đồng đội, một điều rất quan trọng trong cuộc sống. Không có chủ nghĩa cá nhân! Đừng chơi cho riêng mình. Tại quê hương tôi, khi một cầu thủ làm điều này, chúng tôi thường nói: “Anh chàng này muốn tự mình ăn hết quả bóng!” Không, đây chính là chủ nghĩa cá nhân: đừng chỉ giữ bóng, hãy là cầu thủ của tinh thần đồng đội. Thuộc về một câu lạc bộ thể thao có nghĩa là từ chối mọi hình thức ích kỷ và cô lập, đây là cơ hội để gặp gỡ và sống với người khác, để giúp đỡ lẫn nhau, để thi đấu với lòng tự trọng và để phát triển trong tình huynh đệ”[1].

Mỗi thành viên đều là độc đáo và để đóng góp một cách đặc biệt cho đồng đội. Cá nhân không bị mất hút trong toàn thể, bởi vì chúng có giá trị trong tính đặc thù của chúng. Tất cả đểu có một tầm quan trọng độc đáo làm cho đội mạnh hơn. Một đội bóng tuyệt vời luôn được tạo ra bởi những cá nhân tuyệt vời không chơi một mình mà cùng sát cánh bên nhau.

Ví dụ, một đội bóng có thể được tạo thành từ những tiền vệ xuất sắc nhất thế giới, nhưng nó sẽ không phải là một đội tuyệt vời nếu không có thủ môn, hậu vệ, tiền đạo và thậm chí là một huấn luyện viên giỏi, chuyên gia vật lý trị liệu, v.v… Trong thể thao, những ân huệ và tài năng của từng cá nhân nói riêng được xếp đặt để phục vụ cho toàn đội bóng.

4.     Hy Sinh

Các vận động viên thể thao rất quen thuộc với khái niệm hy sinh. Bất kể trình độ chuyên môn hay loại hoạt động liên quan, tập trung vào đội tuyển hay cá nhân, vận động viên phải tự kỷ luật và tập trung vào nhiệm vụ nếu họ học và có được kỹ năng cần thiết. Để đạt được điều này thường có nghĩa là người đó phải tuân theo một chương trình thường xuyên và có cấu trúc. Điều này được thực hiện tốt nhất khi vận động viên thể thao chấp nhận rằng, họ sẽ phải thực hiện một con đường liên quan đến một số mức độ khó khăn, từ bỏ mình và khiêm nhường. Điều này là do học tập và thực hiện một môn thể thao luôn luôn liên quan đến một cuộc chạm trán với những thất bại, thất vọng và thách thức. Các vận động viên chuyên nghiệp thường sẽ phải trải nghiệm những thách thức tâm lý, thể lý và tinh thẩn như một phần của sự nghiệp của họ trong thể thao; thậm chí còn ấn tượng hơn nữa là nhũng vận động viên thể thao ở cấp thấp và nghiệp dư cũng được chuẩn bị để đáp ứng những đòi hỏi này, mặc dù với cường độ thấp hơn, để trở nên tốt hơn với điều mà họ yêu thích[2]. Có những vận động viên tham gia các cuộc thi đấu bán chính thức (half marathon) vì mục đích từ thiện, hay các cuộc thi đấu của những người khuyết tật (handicap) cũng cố gắng phát triển một khả năng tốt hơn, hoặc các cầu thủ bóng đá đang cố gắng ghi bàn thắng nhiều hơn cho đội mình, đều được kinh nghiệm sống động của họ rằng, những hy sinh nho nhỏ này thật có ý nghĩa ngang qua việc hoàn thành vì yêu thích thể thao. Mặc dù ngỏ lời với các vận động viên Olympic, thánh Gioan Phaolô II đã nói về giá trị của sự hy sinh trong thể thao đối với tất cả các vận động viên, bất kể cấp độ của họ: Tại Thế vận hội Olympic gần đây ở Sydney, chúng ta đã ngưỡng mộ những kỳ tích của các vận động viên vĩ đại, những người đã hy sinh chính mình trong nhiều năm tháng, từ ngày này qua tháng khác, để đạt được những thành quả vĩ đại đó. Đây là luận lý của thể thao, đặc biệt là các môn thể thao Olympic; nó cũng chính là logic của cuộc sóng: không có những hy sinh, không đạt được kết quả quan trọng, hoặc thậm chí là sự hài lòng chân chính[3].

Những cuộc chạm trán này với sự hy sinh trong thể thao có thể giúp các vận động viên hình thành nhân cách của họ theo một cách rất cụ thể. Họ có thể phát triển các nhân đức can đảm và khiêm nhường, kiên trì và dũng cảm. Kinh nghiệm chung của sự hy sinh trong thể thao cũng có thể giúp các tín hũu hiểu trọn vẹn hơn ơn gọi của họ như là con cái của Thiên Chúa. Duy trì một cuộc sống cầu nguyện, một cuộc sống bí tích phong phú, và làm việc vì lợi ích chung, thường đi kèm với nhiều trở ngại và khó khăn. Chúng ta cố gắng vượt qua nhũng thách thức này bằng sự kiên trì kiên định và tự kỷ luật của chúng ta, và với ân sủng tuôn tràn từ Thiên Chúa. Theo thánh Gioan Phaolô II: “Kỷ luật nghiêm ngặt và tự chủ, cẩn trọng, một tinh thần hy sinh và cống hiến”[4], đại diện cho phẩm chất tinh thần, tâm lý và thể lý đã được thử nghiệm trong nhiếu môn thể thao. Các nhu cầu về tinh thần, thể lý và thách thức trong ngành thể thao có thể giúp tăng cường tinh thần và sự tự nhận thức của một con người. Giáo hội Công giáo đánh giá cao về giá trị nhân học của thể thao và sự hy sinh là căn cứ trong thế giới sinh hoạt hàng ngày của tất cả các vận động viên. Họ biết qua kinh nghiệm sống của họ rằng, sự hy sinh và đau khổ có một bản chất có khả năng biến đổi.

Hy sinh là một thuật ngữ quen thuộc và sau đó được sử dụng hiệu quả trong thế giới thực của thể thao. Giáo hội cũng sử dụng thuật ngữ này và thường xuyên theo cách rất trực tiếp và cụ thể. Giáo hội nhận biết rằng tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân thường đi kèm với một sự trả giá cho chính chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta trong tư cách một người Kitô hữu, đó là chấp nhận sự hy sinh và đau khổ mà chúng ta đang chịu đựng, dù lớn hay nhỏ, và được nâng đỡ bởi ân sủng của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta, phấn đấu cho vương quốc trên trái đất này và trên thế giới. Với điều này trong tâm trí, chúng trở nên dễ dàng hơn để hiểu nhũng gì thánh Phaolô đã có trong tâm trí khi ngài mời gọi chúng ta chuẩn bị cho mình để “thi đấu trong một cuộc thi đấu cao đẹp” (Tm 6,12). Tất cả những hy sinh cao quý mà chúng ta thực hiện đều quan trọng trong đời sống Kitô hữu, ngay cả khi chúng diễn ra trong những hoạt động nhân bản dường như có vẻ không đáng kể như ngành thể thao.

5.     Niềm vui tươi

Kể từ khi có Điều lệ Quốc tế về Giáo dục Thể chất, Hoạt động Thể lý và Thể thao vào năm 1978, thể thao đã trở thành một quyền lợi cho tất cả mọi người tham gia, không chỉ cho những người trẻ, khỏe mạnh và có thể lực tổt. Bẩt kể thể thao được thực hành bởi trẻ em, người cao tuổi hay người khuyết tật, thể thao đều mang lại niềm vui cho tẩt cả những ai tự do tham gia vào đó, ở tất mọi trình độ chơi thể thao.

Như những người mới bắt đầu, các vận động viên phải chịu đựng những thất vọng và thậm chí xấu hổ vể thất bại liên tiếp trong việc phấn đấu để làm chủ một bộ môn thể thao. Ở cấp độ cao hơn của thể thao, các vận động viên thường được chuẩn bị để trải qua kỷ luật của các chương trình đào luyện nghiêm ngặt. Niềm vui cho tất cả những ai luyện tập thể thao thường xuất hiện bên cạnh những khó khăn và thử thách gian nan. Chúng ta cũng thấy trên toàn thế giới rằng nhiều người tham gia thể thao chỉ để tận hưởng cảm giác được vận động thân thể, cơ hội để giao tiếp với người khác, học một kỹ năng mới, hay một cảm thức thuộc về. Niềm vui trong những bối cảnh này làm tăng thêm ý nghĩa của việc được làm điều mà chúng ta yêu thích hoặc tận hưởng. Cuối cùng, chúng ta thấy rằng niềm vui là một ân huệ, nó luôn đặt trên nền tảng của tình yêu, và hình thức này được áp dụng ở tất cả các tiêu chí của thể thao[5]. Do đó, liên kết niềm vui này với tình yêu trong thể thao, có những chân lý quan trọng để dạy chúng ta về mói liên hệ giữa Thiên Chúa, tình yêu và niểm vui trong đời sống tấm linh của chúng ta.

Đối với hầu hết mọi vận động viên thể thao không chỉ được thực hiện để đạt được lợi ích bên ngoài như tiền bạc hay danh tiếng khiến cho nó trở nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, đối với các vận động viên đã dấn thân hết mình, bằng cách này hay cách khác, những khoảnh khắc vui sướng trong thể thao thường đi đôi với khổ luyện và hy sinh, và sau những nỗ lực to lớn về tinh thần và thể lý. Điều này dạy chúng ta rằng niềm vui thực sự, sâu sắc và lâu dài thường xuất hiện khi chúng ta dẫn thân mà không do dự điều chúng ta yêu thích. Tình yêu này có thể được hướng vào chính hành động thể thao, hoặc hướng tới các thành viên khác của một đội khi các mối liên hệ sâu sắc hơn trong việc theo đuổi một mục tiêu chung. Nếu niềm vui được kết nối với tình yêu của một môn thể thao và đồng đội là một thực tại mà các nhà tâm lý học thể thao liên kết với màn trình diễn hay nhất của chúng ta, và là điều khiến các vận động viên quay trở lại tham gia, thì đây có thể là một cách để huấn luyện viên hay các nhà lãnh đạo thể thao, chỉ ra cách song song giữa thực hành thể thao và thực hành đức tin.

Điều quan trọng gợi nhớ lại qua dụ ngôn Đức Giêsu nói về kho báu chôn giấu trong ruộng để minh họa về Nước Trời. Đức Giêsu nhấn mạnh rằng, chính vì “niềm vui” mà người khám phá kho báu vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy (Mt 13,44). Cũng vậy, chúng ta bước theo Chúa Giêsu và loan báo rằng triều đại của Thiên Chúa đã gần đến, cũng là phát xuất từ niềm vui cảm nghiệm được tình yêu và lòng thương xót dồi dào của Thiên Chúa, đặc trưng cho triều đại này. Khi chúng ta bước theo Đức Giêsu và hoạt động hướng tới việc xây dựng nước Chúa, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách, và thậm chí được mời vác thập giá mình. Nhưng những thử thách và đau khổ không thể dập tắt được niềm vui này. Thậm chí dù phải chết để có thể thực hiện niềm vui này. Sau khi nói với các môn đệ rằng như Chúa Cha đã yêu thương Người, Người cũng đã yêu thương các môn đệ và bảo họ hãy ở lại trong tình thương của Người, Đức Giêsu nói với họ rằng, Người đã nói những điều này “để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn” (Ga 15,11). Khi tiến gần tới lúc chịu đau khổ và chịu chết, Đức Giêsu đã nói với họ rằng: “Bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mắt được” (Ga 16,22).

“Niềm vui Tin Mừng đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu”[6]. Đức Giáo hoàng Phanxicô đã làm nổi bật trung tâm của niềm vui trong đời sống của những người tin vào Chúa, đó là một món quà để chia sẻ với mọi người.

Trong cùng một cách đó, thể thao chỉ có ý nghĩa khi nó cổ vũ một không gian của niềm vui chung. Nó không phải là một vấn để phủ nhận sự hy sinh và đau đớn do việc huấn luyện và thực hành thể thao, nhưng cuổi cùng, thể thao được mời gọi là mang lại niềm vui cho những người thực hành nó và thậm chí cho tất cả những người say mê thể thao trên toàn thê giới.

6.     Hài hòa

Sự phát triển sự hài hòa của con người phải luôn luôn là ưu tiên hàng đầu nơi tất cả những người có trách nhiệm về thể thao, bất kể là huấn luyện viên, người hướng dẫn hoặc quản trị viên. Từ ngữ hài hòa, chỉ sự cân bằng, khỏe mạnh và là điều cần thiết cho hạnh phúc đích thực được trải nghiệm. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, có nhiều thế lực cám dỗ con người từ bỏ đức tính quan trọng này để ủng hộ quan điểm một chiều và mất cân bằng. Người ta chỉ nghĩ đến việc thương mại hóa một số môn thể thao, và sự phụ thuộc quá nhiều vào các giải pháp khoa học, tách biệt khỏi những lo ngại về đạo đức, như nhũng điển hình đáng lo ngại. Khi thể thao được đối xử theo cách thức mà cơ thể con người được xem như một đồ vật đơn thuần hoặc coi con người như một loại hàng hóa, khi đó chúng ta có nguy cơ gây tổn hại lớn cho con người và cộng đồng.

Mặt khác, sự phát triển hài hòa của con người trong chiều kích thể lý, xã hội, tinh thẩn của họ từ lâu vốn được công nhận là đóng góp cho sức khỏe tâm lý và sự phát triển của con người. Chúng ta đang bắt đầu chứng kiến những diễn biến tích cực ở nhiều nơi, “mọi người cảm thấy cần phải tìm những hình thức thể dục phù hợp để giúp khôi phục sự cân bằng lành mạnh của tâm trí và cơ thể”[7]. Liên quan đến điều này, trong những năm gần đây, nhiều những hình thức thể thao và các quan niệm khác nhau về thi đua đã bắt đầu xuất hiện, để đáp ứng nhu cầu tồn tại cho sự hài hòa lớn hơn giữa tâm trí và cơ thể. Ngoài ra, Công đồng Vaticanô II đã lưu ý rằng, liên quan đến việc xây dựng các cộng đồng hài hòa, thể thao có thể, “phát huy những mối bang giao huynh đệ giữa mọi người thuộc mọi giai cấp, quốc gia và chủng tộc”[8].

Thường bị lãng quên trong các môi trường khi mà con người không còn được xem là thụ tạo đáng yêu của Thiên Chúa, là tầm quan trọng của đào luyện tâm linh con người. Hài hòa thúc đẩy sự cân bằng, và điều này lần lượt liên quan đến toàn bộ con người, bao gồm đời sống luân lý, thể lý, xã hội và tâm lý của con người. Thể thao là một trong những môi trường hiệu quả nhất trong đó con người có thể phát triển toàn diện.

Nghịch lý là ngang qua việc tham gia vào những gì ở cấp độ bề mặt trông giống như các hoạt động thể chất thuần túy như thể thao, chúng ta mới có thể phát triển kiên thức về tinh thần, và cho thấy việc bỏ qua khía cạnh này đã gây phá hoại sự tăng trưởng, sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Xu hướng phớt lờ phương diện tinh thần, hoặc giảm thiểu nó vào phương diện thuần túy tâm lý (đó chính là một đặc điểm phổ biến ở một số nơi trên thế giới ngày nay), điều phổ biến hiện nay và có thể có nguy hại, nhất là đổi với giới trẻ và những người thiếu sự hướng dẫn về tôn giáo và tâm linh. Giáo hội trong sự khôn ngoan của mình, đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rất cần thiết và hấp dẫn trong vấn đề này. Chúng ta được mời gọi sống thể thao của chúng ta trong Chúa Thánh Thần và với Chúa Thánh Thần, vì như thánh Gioan Phaolô II đã nói rằng: “Các bạn là những vận động viên đích thực khi bạn tự chuẩn bị không chỉ bằng cách đào luyện thân thể của mình mà còn bằng cách liên tục tham gia rèn luyện các khía cạnh tinh thần cho sự phát triển hài hòa của tất cả mọi tài năng nhân bản của các bạn”17.

(Còn tiếp)


Nguồn: Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, Văn kiện “Hãy cống hiến hết mình”, chương ba, do Giuse Phan Văn Phi chuyển ngữ.

[1]   Giáo hoàng Phanxicô, Bài diễn văn dành cho các thành viên của các hiệp hội thể thao kỷ niệm 70 năm thành lập CSI (Trung tâm Thể thao Ý), ngày 7.6.2014.
[2]   x. J. Parry, s. Robinson, N. Watson và M. Nesti, Thể thao và Tâm linh:Dẫn nhập, London 2007.
[3]   Thánh Gioan Phaolô II, Bài giảng nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, dành cho giới thể thao, 29.10.2000.
[4] Thánh Gioan Phaolô II, Bài diễn văn dành cho các vận động viên của câu lạc bộ leo núi người Ý, ngày 26.4.1986.
[5] x. J.Pieper, Về tình ỵêu, Chicago, 1974.
[6]   Giáo hoàng Phanxicô, Tông huấn Evangelii Gaudium, số 1.
[7]   Thánh Gioan Phaolô II, Bài diễn văn dành cho các vận động viên của giải vô địch Điền kinh thế giới tại Rôma, ngày 2.9.1987.
[8]    Công đổng Vaticanô II, Gaudium et Spes, số 61.

Comments are closed.