CHÚA THÁNH THẦN VÀ GIÁO HỘI TRONG PHỤNG VỤ (theo Sách Giáo Lý Công Giáo Số 1091-1109) – ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc

CHÚA THÁNH THẦN VÀ GIÁO HỘI TRONG PHỤNG VỤ

(theo Sách Giáo Lý Công Giáo Số 1091-1109)

ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc

Đề tài nói đến vai trò của Chúa Thánh Thần và Giáo Hội trong phụng vụ, vì ”phụng vụ là công trình chung của Chúa Thánh Thần và Giáo Hội” (SGL l091), là sự hợp tác giữa Thiên Chúa và con người. Để chỉ công việc này, các giáo phụ thường đùng từsynergie (co-action). Hạn từ synergie muốn nói lên nét mới mẻ tuyệt đối trong sự kết hợp giữa Thiên Chúa và con người trong Đức Kitô, hay đúng hơn, nét mới mẻ trong hành động của Chúa Thánh Thần thấm nhiễm hành động của con người. Khi hành động được thăng hoa này của con người hợp tác với hành động của Thiên Chứa thì có synergie, và synergie này cấu thành phụng vụ.

Tuy phụng vụ là công trình chung, hành động chung của Thiên Chúa và con người, nhưng sáng kiến khởi đầu là từ Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn là Đấng đi bước trước. Từ “liturgie, xét theo nguyên ngữ Hy lạp (ergon + leitos) tiên vàn có nghĩa là công việc làm cho dân, chứ không chỉ là công việc của dân. Ở đây là việc Thiên Chúa làm cho Dân Người.

Tưởng cũng nên nhấn mạnh lại điều cơ bản trên, mà thực tế lắm khi người ta không biết hay quên đi. Phụng vụ trước hết không phải là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, nhưng là nơi Thiên Chúa gặp gỡ con người để tác động vào lịch sử nhân loại. Điều Thiên Chúa làm thì chủ yếu hơn điều con người làm. Cần nhớ như vậy để tránh một quan niệm quá thuần lý hay quá mang tính chất “đạo đức” vụ phụng vụ.

Có thể lấy hai câu chuyện Emmau và phó tế Philip ở Samarl làm ví dụ cho thấy sáng kiến là từ Thiên Chúa. Cả hai có liên hệ với phụng vụ: một biểu thị cử hành Thánh Thể, một về phép Rửa. Trong câu chuyện Emmau, sáng kiến là do Chúa Giêsu. Còn trong câu chuyện ở Samari, chính Chúa Thánh Thần gợi ý cho Philip đến gặp viên thái giám nước Êthiopi (x Lc 24,13t; Cv 8,26t).

Đề tài của chúng ta nói về cả hai tác nhân là Chúa Thánh Thần và Giáo Hội, nhưng, trong phần quảng diễn, Sách Giáo Lý nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần, tác nhân quan trọng nhưng vồ hình mà ta thường hay quên lãng. Có thể thấy sự lãng quên này ngay cả trong những văn kiện chính của Giáo Hội về phụng vụ, chẳng hạn: câu định nghĩa phụng vụ trong thông điệp Mediator Dei, số 7 của Hiến chế về Phụng Vụ thánh, khoản 834 § l của Bộ Giáo Luật 1983.

Những hoạt động chính của Chúa Thánh Thần trong phụng vụ được Sách Giáo Lý tóm tắt như sau: chuẩn bị cộng đoàn gặp gỡ Đức Kitô; nhắc lại và bày tỏ Đức Ki tô cho niềm tin của cộng đoàn; hiện tại hóa công trình cứu độ của Đức Kitô bằng quyền năng biến đổi; làm cho ơn hiệp thông sinh hoa kết quả trong Giáo Hội (SGL l092 và 1112).

Chúng ta lần lượt khai triển những điểm trên.

1 2

Comments are closed.