Phần 1: https://dcvxuanloc.net/tri-thuc/tam-quan-trong-cua-the-thao-doi-voi-con-nguoi-nhan-ban-phan-1.html
Phần 2: https://dcvxuanloc.net/tri-thuc/tam-quan-trong-cua-the-thao-doi-voi-con-nguoi-nhan-ban-phan-2.html
7. Can đảm
Theo thánh Tôma Aquinô, Giáo hội đã dạy rằng, lòng can đảm đại diện cho điểm quân bình giữa một bên là sự hèn nhát và một bên là thiếu sự cẩn trọng. Và Giáo hội đã nhấn mạnh rằng hành động can đảm luôn luôn liên quan đến luân lý đạo đức. Vì lý do này, để sống can đảm, đòi hỏi chúng ta phải làm điều đúng, điều tốt, chứ không phải chỉ làm những điểu có lợi nhất, hay sự dễ dàng.
Khái niệm can đảm cũng có thể được hiểu như một điều luôn được chọn lựa riêng tư cá nhân. Chúng ta không thể làm cho ai đó can đảm, mặc dù các huấn luyện viên, các nhà giáo dục và những người khác có thể phát triển năng lực cho điều này nơi những người mà họ làm việc cùng. Thật vậy, chúng ta có thể lý luận rằng, lòng can đảm thường dễ được tìm thấy hơn trong khi hoặc sau khi bị thất bại và mất mát. Để tiếp tục khi rủi ro chồng chất những bất lợi lên bạn hoặc đội tuyển của bạn, cố gắng làm điều đúng đắn về mặt đạo đức và thể lý, khi bạn bị thua cuộc, để giữ cho đội mình gắn bó với nhau khi bị coi là những kẻ yếu hơn – tất cả những dịp này đều có thể cung cẩp bằng chứng thuyết phục rằng thể thao tràn đầy những khoảnh khắc can đảm lớn lao.
8. Bình đẳng và tôn trọng
Mỗi con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và trở nên giống Thiên Chúa, nên đều có quyển sống cuộc đời của họ với nhân phẩm và cần phải được đối xử cách tôn trọng. Mọi người đều có quyền được trải nghiệm và được viên mãn trong nhiều khía cạnh khác nhau của văn hóa và thể thao. Mọi người đều có quyền thi thố những tài năng cá nhân của họ cũng như phải tôn trọng những hạn chế cá nhân của họ.
Quyền bình đẳng đối với mỗi cá nhân không có nghĩa là, tính đồng nhất hoặc cào bằng. Ngược lại, bởi vì nó cũng có nghĩa là tôn trọng sự khác biệt và đa dạng của đời sống con người đối với giới tính, tuổi tác, nguồn gốc hay truyền thống văn hóa. Quyền bình đẳng này cũng được áp dụng đối với ngành thể thao. Có thể hiểu rằng có sự khác biệt cụ thể về độ tuổi trong các hạng mục thi đẩu thể thao hoặc ở hầu hết các môn thể thao, nam và nữ không thi đấu với nhau. Những người có khả năng thể lý cơ bản chênh lệch cách đáng kể so với khả năng dự kiến trung bình, ví dụ, tìm cách giảm hạng cân nặng, có thể sẽ bị xét xử và lượng giá theo một cách khác.
Với tất cả sự lưu ý đến tính đa dạng về các điều kiện, tài năng và khả năng, các hạng mục thi đấu khác nhau về hiệu suất, không được dẫn đến sự dàn xếp hoặc ngầm phân biệt trong việc phân loại hoặc thậm chí với sự ngầm phân rẽ giữa các nhóm người khác nhau. Điều này phá hủy cảm thức hiệp nhất nguyên thủy của gia đình nhân loại. Điều mà thánh Phaolô Tông đồ đã mời gọi cộng đoàn Kitô hữu như một suy tư về thân mình Đức Giêsu Kitô, nên cần được trải nghiệm trong thể thao: “Vậy mắt không có thể bảo tay: “Tao không cần đến mày”; đâu cũng không thể bảo hai chân: “Tao không cần chúng mày”. Hơn nữa, những bộ phận xem ra yếu duỗi nhất thì lại là cần thiết nhất; và những bộ phận ta coi là tầm thường nhất, thì ta lại tôn trọng hơn cả… Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vạng, thì mọi bộ phận cũng vui chung. Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận”[1].
Thể thao là một hoạt động có thể và nên thúc đẩy sự bình đẳng của con người. “Giáo hội coi môn thể thao như là một công cụ giáo dục khi chúng nuôi dưỡng lý tưởng nhân bản và tinh thần cao thượng, và khi chúng đào luyện những người trẻ cách toàn diện để phát triển những giá trị như lòng trung thành, kiên trì, tình bằng hữu, liên đới và hòa bình,,( [2]). Thể thao là một lãnh vực xã hội của chúng ta nhằm thúc đẩy cuộc gặp gỡ tất cả mọi người, và nó có thể vượt qua các rào cản kinh tế xã hội, chủng tộc, văn hóa và tôn giáo.
Tất cả mọi người đểu bình đẳng vì phẩm giá của họ được tạo ra theo hình ảnh và dung nhan Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau, đã được Thiên Chúa tạo dựng. Nhưng thế giới của chúng ta vẫn phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng sâu sắc, và đó là nhiệm vụ của các Kitô hữu để giải quyết thực trạng này. Thể thao là một không gian nơi các Kitô hữu có thể tìm cách cổ vũ sự bình đẳng, bởi vì “không có các cơ hội bình đẳng thì các hình thức gây hấn và xung đột khác nhau sẽ tìm được mảnh đất màu mỡ để phát triển và bùng nổ”[3].
Có rất nhiểu gương mẫu cho thấy rằng, thể thao đã tạo ra sự hợp nhất trong xã hội và sự bình đẳng giữa con người với nhau biết bao. Nhiều môn thể thao phổ thông đã vận động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và đã thúc đẩy hòa bình, liên đới và hòa nhập. “Thể thao có thể mang chúng ta xích lại gấn nhau trong tinh thần hiệp thông giữa các dân tộc và văn hóa. Thể thao thực sự là một dấu chỉ cho thấy hòa bình là điều có thể đạt được”[4].
9. Tình Liên Đới
Sứ điệp của Giáo hội về tình liên đới đã cho chúng ta thấy rằng, có sự tồn tại một mối tương quan mật thiết giữa liên đới và công ích, giữa liên đới và mục tiêu phổ quát của các của cải hàng hóa, giữa liên đới và bình đẳng giữa các dân tộc, giữa liên đới và hòa bình trên thế giới[5].
Tính liên kết trong một đội thể thao đem lại sự hiệp nhất có thể phát triển giữa các đống đội khi họ cùng nhau thi đấu để cùng một mục tiêu. Một cảm nghiệm như thế cung cấp cho tất cả các vận động viên một cảm giác được sự quan tâm cá nhân và mến mộ. Tuy nhiên, tình liên đới trong cảm thức Kitô giáo phải vượt xa ra ngoài các đồng đội tuyển của mình. Nó thậm chí có thể quan tâm bao gổm cả đối thủ thi đấu khi họ bị té ngã và không còn khả năng vực dậy mà không cần một sự hỗ trợ giúp đỡ. Sự hỗ trợ và tình liên đới ở đây thật là cần thiết mà không cần phải đặt vấn để về sự thất bại của người khác là do lỗi của họ hay do hậu quả của một chuỗi các sự cố thiếu may mắn nữa.
Các vận động viên, có một trách nhiệm liên đới xã hội không thể bỏ qua, đặc biệt là nơi những người nổi tiếng nhất. Điều quan trọng là họ cần ý thức được vai trò của họ đối với tình liên đới ngày càng lớn và điều này cần được chú trọng hơn trong xã hội chúng ta: “Hỡi các bạn là những vận động viên, những siêu sao của một hoạt động thể thao, mỗi cuối tuần đã quy tụ được rất đông khán giả tới sân vận động và các phương tiện truyền thông xã hội cũng dành cho cho các bạn những không gian lớn. Vì lý do đó, các bạn cần có một trách nhiệm hết sức đặc biệt”[6].
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đích thân mời gọi các vận động viên “hãy tham gia cùng với những người khác và với Thiên Chúa, hãy cống hiến hết mình, hãy tận hiến cuộc đời của các bạn cho những gì thực sự quý giá và tổn tại luôn mãi. Hãy đem hết tài năng của các bạn để phục vụ cho cuộc gặp gỡ giũa những con người với nhau, với tình bạn hữu, và với một sự hòa nhập”[7].
Thánh Gioan Phaolô II khuyến dụ mọi người hãy liên kết với thể thao để “thúc đẩy việc xây dựng một thế giới huynh đệ và hiệp nhất hơn, do đó giúp khắc phục tình huống hiểu lầm lẫn nhau giữa các cá nhân và các dân tộc với nhau”[8].
Thể thao phải luôn phải đi đôi với tình liên đới, bởi vì các hoạt động thể thao được mời gọi để phát huy những giá trị cao cả nhẫt trong xã hội, đặc biệt là cổ võ sự hiệp nhất giữa các dân tộc, các chủng tộc, tôn giáo và văn hóa, mà thế giới chúng ta vẫn đang trải nghiệm hôm nay[9].
10. Thể thao bày tỏ nhiệm vụ cho ý nghĩa tối thượng
Thể thao thể hiện một sự căng thẳng giữa sức mạnh và yếu đuối, những kinh nghiệm mà cả hai đều thuộc về sự cần thiết cho sự hiện hữu của con người. Thể thao là một lãnh vực mà con người có thể đích thực sống tài năng và sự sáng tạo của mình, song đồng thời cũng cảm nghiệm được những hạn chế và những giới hạn của mình, bởi vì sự thành công không có nghĩa là được bảo đảm.
Như đã đề cập ở đầu chương này, thể thao cũng giống như một lãnh vực có thể tiết lộ sự thật về tự do của con người. Theo Đức Giáo hoàng Phanxicô thì “tự do là một điều tuyệt diệu, nhưng nó cũng có thể bị tan biến và mất đi” [10]. Thể thao tôn trọng tự do của con người, vì trong các giới hạn của những nguyên tắc chuyên biệt, nó không ngăn cản sự sáng tạo mà là một sự nuôi dưỡng óc sáng tạo. Do đó, kinh nghiệm được sự tự do là chính mình không bị đánh mất.
Mối liên hệ nội tại giữa tự do cá nhân và chấp nhận các quy tắc cũng cho thấy rằng, con người được hướng dẫn để hướng tới một cộng đoàn với những người khác. Trên thực tế, người ta không bao giờ là một thực thể đơn độc mà là “một hữu thể có xã hội tính và nếu không có tương quan với với tha nhân, con người sẽ không thể sống cũng như không thể phát triển các phẩm chất của mình được”[11]. Các đội tuyển thể thao và sự hiện diện của các khán giả cho thấy mối liên hệ giữa các cá nhân và cộng đồng. Hơn nữa, ngay cả môn thể thao cá nhân cũng không thể thực hiện được mà không có sự đóng góp của nhiều người khác. Vì vậy, thể thao có thể phục vụ như một mô hình để minh họa cách thế người ta có thể trở thành chính mình ngang qua kinh nghiệm cộng đổng.
Cuối cùng, trong bối cảnh của thế giới hiện đại, thể thao có lẽ là ví dụ điển hình nổi bật nhất về sự hiệp nhất giữa thân xác và linh hồn. Điều cần phải được nhẩn mạnh rằng, cách giải thích một chiều của những kinh nghiệm vừa đề cập trên đây, đã dẫn đến một khái niệm sai lầm về hữu thể con người. Ví dụ chỉ chú ý tới sức mạnh thì có thể cho rằng con người chỉ là những hữu thể biệt lập (Self- suficient beings). Khái niệm một chiều về sự tự do bao hàm ý tưởng vể một con người vô trách nhiệm, một con người chỉ có thể tuân thủ các quy tắc của riêng mình. Tương tự như thế, việc quá nhấn mạnh tới cộng đồng sẽ dẫn đến việc đánh giá thấp về phẩm giá của con người cá nhân. Và sau hết, nếu bỏ qua sự hiệp nhất giữa thân xác và linh hồn, kết quả là một thái độ, hoặc là quá coi thường thân xác, hoặc rơi vào chủ nghĩa duy vật trần tục. Do đó, tất cả mọi chiều kích phải được đưa vào để hiểu những gì thực sự cấu thành bản tính con người.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng, trong thể thao, hữu thể con người cảm nghiệm một cách đặc biệt về sự căng thẳng giữa sức mạnh và sự yếu đuối, sự tự do để tuân theo các quy tắc tổng quát tạo thành một thực hành phổ biến, tính cách cá nhân như được hướng tới cộng đồng, và sự hiệp nhất giữa thân xác và linh hồn. Ngoài ra, con người có thể cảm nghiệm được vẻ đẹp ngang qua thể thao. Như Hans Urs von Balthasar đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng, khả năng thẩm mỹ của con người cũng là một đặc tính quyết định kích thích việc tìm kiếm ý nghĩa tối thượng[12]. Nếu một quan điểm nhân chủng học toàn diện như vậy được áp dụng, thì thể thao thực sự có thể được xem như một lãnh vực phi thường, nơi con người trải nghiệm một số sự thật quan trọng vể bản thân mình trong sự tìm kiếm ý nghĩa tối thượng.
Ý nghĩa tối thượng theo viễn tượng Kitô giáo
Bản tính con người tìm thấy chân lý sâu xa nhất về việc chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa, vì đây chính là cách Người đã tạo dựng ra chúng ta ( st 1,27). Mặc dù sự thật là thể thao thể hiện sự theo đuổi của một thứ hạnh phúc nhất định nào đó, mà Công đổng Vaticanô II đã mô tả rằng, “một cuộc sống đấy đủ và tự do xứng hợp với con người, trong đó chính họ được sử dụng tất cả những gì mà thế giới ngày nay có thể cung ứng cho họ một cách hết sức dổi dào”[13], nhưng đúng hơn, chúng ta còn được dựng nên một hạnh phúc vĩ đại hơn thế nữa. Hạnh phúc này được dựng nên bởi quà tặng ân sủng nhưng không của Thiên Chúa. Điều quan trọng nhấn mạnh rằng ân sủng của Thiên Chúa không phá hủy điều gì là nhân bản, nhưng đúng hơn, đó là “hoàn thiện tự nhiên”[14] hoặc đem chúng ta vào trong ơn hiệp thông với Thiên Chúa là Cha, và Con và Thánh Thần, và đi vào trong mối hiệp thông với nhau.
Một trong những cách quan trọng mà chúng ta cảm nghiệm được ân sủng của Thiên Chúa, đó chính là nơi lòng Chúa thương xót. Như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh trong suốt triều giáo hoàng của mình, và đặc biệt là trong dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi để tha thứ cho chúng ta. Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô điểu kiện. Ngay cả khi chúng ta làm điểu sai trái hoặc phạm tội, Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn đối với chúng ta và luôn ban cho chúng ta ơn tha thứ và một cơ hội để sám hối. Sự tha thứ của Thiên Chúa – cũng như sự tha thứ của chúng ta đối với nhau – mang lại sự chữa lành, phục hối hình ảnh và dung mạo của Thiên Chúa nơi chúng ta. Như thánh Phaolô đã nói trong thư gởi tín hữu Côlôsê rằng: “Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với nhũng hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa” (Cl 3,10). Và thánh nhân cũng viết cho tín hữu Côrintô rằng: “Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí” (2Cr 3,18). Nếu quá trình cứu chuộc có nghĩa là chúng ta đang được đổi mới và được biến đổi theo hình ảnh và dung nhan Thiên Chúa là Cha, và Con và Thánh Thần, điểu này có nghĩa là chúng ta có liên hệ về căn bản và được dựng nên để hiệp thông với Chúa và với nhau.
(hết)
Nguồn: Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, Văn kiện “Hãy cống hiến hết mình”, chương ba, do Giuse Phan Văn Phi chuyển ngữ.
[1] 1 Cr 12,21-27.
[2] Thánh Gioan Phaolô II, Bài diễn văn dành cho phái đoàn của đội bóng đá “Real Madrid Club de Futbol”, ngày 16.9.2002.
[3] Giáo hoàng Phanxicô, Tông huấn Evangelii Gaudium, số 59.
[4] Giáo hoàng Biển Đức XVI, Kinh Truyền Tin, ngày 8.7.2007.
[5] x. Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, sổ 194.
[6] Thánh Gioan Phaolô II, Bài diễn văn dành cho phái đoàn của đội bóng đá thuộc “Câu Lạc bộ Bóng đá Barcelonia” ( Club Barcelona), ngày 14.5.1999.
[7] Giáo hoàng Phanxicô, Bài diễn văn Liên đoàn Quần vợt Ý. Hội trường Phaolô VI, ngày 8.5.2015.
[8] Thánh Gioan Phaolô II, Bài diễn văn dành cho phái đoàn đội bóng đá “A.S. Roma”, ngày 30.11.2000.
[9] Giáo hoàng Phanxicô, Bài diẻn văn dành cho các thành viên của ủy ban Olympic châu Âu, ngày 23.11.2013.
[10] Giáo hoàng Phanxicô, Tông huấn Amoris , số 267.
[11] Công đổng Vaticanỏ II, Guadium et Spes, số 12.
[12] x. H. Gumbrecht, Khen ngợi vẻ đẹp Thể thao, Cambridge 2006.
[13] Công đồng Vaticanô II, Guadium et Spes, số 9.
[14] Thánh Tôma Aquinô, Summa, Phần 1, Câu hỏi 1, điều 8,2.