Việc Huấn Luyện Chủng Sinh Tại Việt Nam Trước Hiện Tượng Tục Hóa

VIỆC HUẤN LUYỆN CHỦNG SINH TẠI VIỆT NAM
TRƯỚC HIỆN TƯỢNG TỤC HÓA
SUY TƯ VÀ KINH NGHIỆM

Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo

Dẫn nhập.
I. Ý nghĩa, biểu hiện và nguồn gốc của hiện tượng tục hóa.
     1. Ý nghĩa hiện tượng tục hóa.

     2. Những biểu hiện của hiện tượng tục hóa.
     3. Nguồn gốc của hiện tượng tục hóa và những biểu hiện khác của tục hóa.
II. Việc huấn luyện chủng sinh tại Việt Nam đứng trước hiện tượng tục hóa.
     1. Hiện tượng tục hóa: nguồn gốc và đặc tính của tục hóa tại Việt Nam.

     2. Hiện tượng tục hóa: những vấn đề căn bản.
     3. Việc huấn luyện: những yếu tố căn bản và phương pháp.
Thay lời kết. 

WHĐ (12.8.2020) – Trào lưu tục hóa đang gây nhiều khó khăn cho đời sống đức tin của nhiều giáo hữu, đến độ ĐTC Bênêđictô XVI đã phải cho thành lập Hội đồng Giáo hoàng cổ võ việc tân Phúc âm hóa để giúp cho các Giáo Hội địa phương đáp lại những vấn đề do việc tục hóa gây ra.[1] Dĩ nhiên, đây cũng là một vấn đề quan trọng cần phải được đối diện trong việc huấn luyện các ứng sinh lên chức linh mục và vì vậy, việc UB.GSCS lựa chọn đề tài về tục hóa cho khóa hội thảo này đáp ứng đúng vào vấn đề của thời đại.

Đề tài được Ban Tổ chức ấn định cho bài trình bày này là “Những lo lắng của các nhà đào tạo tại Việt Nam về vấn đề ‘thế tục hóa’”. Với đề tài này, chắc chắn Ban Tổ chức không chỉ muốn cho biết những lo lắng về việc huấn luyện tại chủng viện do hiện tượng tục hóa gây ra, nhưng từ những lo lắng cần tìm đường giải quyết các vấn đề đó.

Vì vậy, đề tài có thể được diễn tả lại một chút như sau: “Việc huấn luyện chủng sinh tại Việt Nam trước hiện tượng tục hóa”.

Dù được diễn tả cách nào, đề tài cũng đưa ra hai yếu tố căn bản cho việc suy tư. Yếu tố thứ nhất là ý nghĩa, biểu hiện và nguồn gốc của hiện tượng tục hóa. Yếu tố thứ hai là việc huấn luyện chủng sinh trước những vấn đề hiện tượng tục hóa gây ra. Khi nói về việc huấn luyện chủng sinh tại Việt Nam trước vấn đề tục hóa, có một câu hỏi nhỏ, nhưng quan trọng cần phải được trả lời là: Những biểu hiện tục hóa trên thế giới, có bao nhiêu phần là vấn đề của Việt Nam, hay nói cách khác, đặc tính của hiện tượng tục hóa tại Việt Nam là gì? Hiện tượng tục hóa khi sang tới Việt Nam, có mang theo nguyên vẹn các lý do đã làm nó phát sinh ra không?

Nhiệm vụ của bài trình bày này nhắm vào yếu tố thứ hai, tức là việc huấn luyện trong chủng viện trước hiện tượng tục hóa. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những suy tư cho yếu tố thứ hai, cần phải xác định những vấn đề của yếu tố thứ nhất. Như vậy, có thể bài này sẽ lặp lại một số điều đã được trình bày. Dầu sao, trong khi các bài trình bày khác tìm hiểu sâu sa ngọn nguồn về yếu tố thứ nhất, trong bài trình bày này yếu tố thứ nhất chỉ được nói đến cách tổng quát và trong những điểm thiết yếu để đưa ra đôi suy tư về việc huấn luyện trong chủng viện.

I. Ý NGHĨA, BIỂU HIỆN VÀ NGUỒN GỐC CỦA HIỆN TƯỢNG TỤC HÓa

 1. Ý NGHĨA HIỆN TƯỢNG TỤC HÓA

Chung quanh điều mà chúng ta gọi là hiện tượng tục hóa, các tác giả thường phân biệt hai yếu tố: “secularization”, tạm dịch là sự kiện tục hóa và “secularism”, dịch là hiện tượng duy thế tục hay chủ nghĩa thế tục. Các tác giả cũng nói là sự kiện tục hóa là một điều coi như bình thường, có khi còn cần thiết nữa, trong khi hiện tượng duy thế tục mới thực sự là vấn đề. Như một tỉ dụ, xin trích lời phát biểu của cha Raniero Cantalamessa: “Tục hóa là một hiện tượng phức tạp và hàm hồ, hỗn độn. Tục hóa có thể ám chỉ sự độc lập của các thực tại trần thế và sự phân biệt giữa nước Chúa và nước của Cesar và, trong ý nghĩa này, tục hóa không những không chống lại Tin Mừng, mà còn mọc rễ sâu xa từ Tin Mừng. Nhưng tục hóa cũng có thể ám chỉ các thái độ đối nghịch đối với tôn giáo và đức tin và trong ý nghĩa này, người ta thường dùng từ duy thế tục hay chủ nghĩa thế tục (secularism)”.[2]

Thực ra, trên bình diện lý thuyết trừu tượng, người ta có thể phân biệt sự kiện tục hóa với hiện tượng duy thế tục, nhưng trên thực tế, rất khó phân biệt hai yếu tố này vì nhiều khi chính trong sự kiện tục hóa đã chất chứa tính cách duy thế tục. Như một tỉ dụ, ta có thể lấy trường hợp sự phân biệt giữa thực tại trần thế và thực tại Nước Trời, với chủ trương là thực tại trần thế phải được tự trị và người ta thường lấy câu trả lời của Chúa “Hãy trả cho Cesar cái thuộc về Cesar và trả cho Thiên Chúa cái thuộc về Thiên Chúa” (Mc 12,13–17) làm nền tảng và cho rằng sự kiện tục hóa có nền tảng trong Tin Mừng. Nhưng chính sự kiện tục hóa hiểu theo nghĩa tốt đã là khởi đầu của một loạt hậu quả duy thế tục trong kinh tế, khoa học thường nghiệm, nhất là trong các phòng thí nghiệm. Dựa vào ý tưởng “thực tại trần thế tự trị”, việc điều hành thị trường kinh tế, các thí nghiệm trong các phòng thí nghiệm khoa học thoát ly hoàn toàn các Quy luật luân lý, dù là những Quy luật luân lý tự nhiên. Giáo Hội đã và đang vất vả phấn đấu trong lãnh vực này và nhiều văn kiện của Tòa Thánh đã phải lên tiếng, đặc biệt các Thông điệp và Tông thư của ĐTC Gioan Phaolô II và ĐTC Bênêđictô XVI.

Do đó, chúng ta muốn nhìn vào hiện tượng tục hóa một cách đơn giản theo sự hiểu biết thông thường ngày nay, theo đó, sự kiện tục hóa (secularization) ám chỉ tiến trình tôn giáo không còn được coi là quan trọng cho đời sống của con người và do đó, nếp sống cũng như cơ cấu tổ chức của xã hội tách rời khỏi tôn giáo như nền tảng, nguồn gốc, điểm tựa. Tiến trình này được thể hiện trên hai bình diện: bình diện thứ nhất nằm ở bề nổi của quyền bính, cơ cấu tổ chức và hành động, bình diện thứ hai ở chiều sâu của văn hóa và não trạng.[3]

2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HIỆN TƯỢNG TỤC HÓA

a. Thay đổi quyền bính cai trị và điều hành xã hội

Loại biểu hiện tục hóa đầu tiên có thể thấy ngay là việc thay đổi quyền bính điều khiển đời sống xã hội. Người ta thấy hiện ra rõ ràng sự phân biệt và cách ly giữa quyền bính dân sự và quyền bính tôn giáo hay giữa Nhà nước và Giáo Hội.

Đã từ nhiều thế kỷ, các sinh hoạt và tổ chức đời sống xã hội vẫn được đặt dưới quyền hay ít nữa chịu ảnh hưởng của tôn giáo và cụ thể hơn, của quyền bính tôn giáo, mà trong bối cảnh của phương Tây, tôn giáo coi như đồng hóa với Kitô giáo. Từ từ, các sinh hoạt và cơ cấu tổ chức của xã hội tách khỏi quyền bính tôn giáo và được chuyển sang một quyền bính khác: quyền bính dân sự.

Thực ra, việc phân biệt “thần quyền” và “thế quyền” là điều ai cũng thấy là cần và tốt, nhưng trong thực tế việc thực hiện sự phân quyền như đã được thực hiện lại gây ra nhiều hậu quả không lành mạnh. Trước tiên, ở nhiều nơi quyền bính dân sự điều khiển và chi phối không những các sinh hoạt xã hội mà ngay cả đời sống tôn giáo, và trong nhiều trường hợp, trở thành một thế lực cạnh tranh và chống đối quyền bính Giáo Hội. Điều thứ hai quan trọng hơn: thực chất và đặc tính của quyền bính có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mỗi người và của cộng đồng. Trong khi quyền bính tôn giáo đặt nền tảng trên giá trị tâm linh và sự hiện diện của Thiên Chúa, quyền bính dân sự đặt nền tảng và tổ chức cuộc sống theo lý trí của con người. Do đó, việc thay đổi quyền bính điều khiển cộng đồng không đơn thuần là việc ai cai trị, nhưng còn kéo theo các hệ luận của cái nhìn về con người, về việc tổ chức cơ cấu và sinh hoạt của con người và của cộng đồng. Người ta có thể thấy vấn đề này cách rõ ràng trong hai sự kiện rất quan trọng. Sự kiện thứ nhất là việc thành lập Liên hiệp các Quốc gia châu Âu (European Union). Khi thấy trong bản Dự án Hiến chương Liên hiệp châu Âu hoàn toàn vắng bóng từ Thiên Chúa, ngay cả trong phần căn bản về những giá trị nền tảng cho Liên Hiệp, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhiều lần công khai yêu cầu các nhà lãnh đạo các quốc gia châu Âu phải thêm Thiên Chúa vào bản Hiến Chương vì đức tin Kitô giáo là nền tảng của lịch sử và văn hóa của châu Âu, nhưng các nhà lãnh đạo các quốc gia châu Âu làm ngơ giả điếc và bản Hiến Chương ra đời với tuyên ngôn: “Liên Hiệp được xây dựng trên các giá trị tôn trọng phẩm giá con người, tự do, dân chủ, bình đẳng, quốc gia pháp trị và nhân quyền, áp dụng cho cả những người thuộc về những nhóm thiểu số. Những giá trị này là nền tảng chung cho các Quốc gia thành viên trong một xã hội đa nguyên, không phân biệt, bao dung, công bình, liên đới và bình đẳng giữa người nam và người nữ.”[4] Sự kiện thứ hai là vấn đề xã hội nước Mỹ hiện nay đứng trước chương trình bảo hiểm sức khỏe được gọi tắt là Obamacare, mà để tuân theo những lựa chọn của chương trình, Kitô hữu, đặc biệt những người Công giáo, phải làm ngược với tiếng lương tâm và giáo lý Đức Tin của mình. Mặc dù Hội đồng Giám mục Mỹ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và còn tổ chức những buổi cầu nguyện cho vấn đề này, chính phủ nước này vẫn tiếp tục thi hành chương trình của mình.

 b. Hành động chống đối tôn giáo

Loại biểu hiện tục hóa thứ hai là những phát biểu, những hành động từ khước, loại trừ, thù nghịch đối với tôn giáo, nhất là đối với Giáo Hội Công giáo, đối với chính Chúa Giêsu, Đức Mẹ và ngay cả Thiên Chúa. Nói theo sự phân biệt của cha Raniero Cantalamessa, hiện tượng tục hóa đã trở thành hiện tượng duy thế tục. Người ta không chỉ làm ngơ hay coi thường, nhưng còn chế giễu, chống đối tôn giáo và tìm cách tiêu diệt hay ít nữa loại trừ tôn giáo ra khỏi xã hội. Như những tỉ dụ có tính cách tượng trưng, chúng ta có thể kể ra một số sự kiện sau đây:

– Cấm trưng bày Hang đá, vào dịp lễ Giáng sinh, tại các trường học và các nơi công cộng mà trước đây vẫn được trưng bày.

– Cho trưng bày Hang đá, nhưng thay tượng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ và thánh Giuse bằng những hình tượng nhỏ đen trắng để nói lên cuộc đối đầu giữa thiện và ác.

– Đổi lời các bài hát Giáng sinh làm biến mất tên Chúa Giêsu.

– Trên các Thiệp Giáng sinh, người ta thay hình Chúa Hài Đồng bằng hình tuyết, cây thông hay một biểu tượng nào đó và thay lời chúc “Merry Christmas” bằng lời chúc “Happy Holidays”.

– Phim ảnh, nhạc kịch có tính cách phạm thượng, chế nhạo Giáo Hội, nhất là Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Người ta có thể nhắc lại một số phim ảnh và nhạc kịch nhiều người biết và theo dõi: “Jesus Christ, Superstar” (Tim Rice, Rock Opera: 1970; Film: 1973), “The last temptation of Christ” (Martin Scorsese, 1988); “Ave Maria” (Jacques Richard, 1984); “Je vous salue, Marie” (Jean–Luc Godard, 1985).

– Có những sự kiện nghe cứ như chuyện phiếm mà lại là chuyện thực, chẳng hạn, tại tiểu bang Nebraska nước Mỹ, thượng nghị sĩ Ernie Chambers của tiểu bang này vào năm 2008, đã gửi đơn lên tòa án kiện Thiên Chúa vì những hành động phá hoại là để cho thiên tai gây thiệt mạng nhiều người và tàn phá nhà cửa, mùa màng, đất đai. Quan Tòa đã trả lại đơn kiện với lý do là không biết địa chỉ của Thiên Chúa.[5] Chuyện thứ hai xảy ra bên Romania. Một tù nhân tên là Pavel M., sau 20 năm bị tù về tội giết người, đã làm đơn kiện Giáo Hội Chính thống Romania, trong tư cách là đại diện cho Thiên Chúa tại Romania, vì đã không có khả năng gìn giữ anh ta khỏi ma quỷ như đã được tuyên bố trong nghi thức Rửa tội. Quan Tòa đã bác bỏ việc tố tụng vì bị cáo không phải là một cá nhân hay một công ty xí nghiệp và không thuộc thẩm quyền của tòa án dân sự.[6]

– Tại nhiều nước bên Châu Âu và tại nước Mỹ, người ta bắt phải tháo Thánh Giá khỏi những nơi công cộng, mặc dù đã từ lâu Thánh Giá vẫn được treo ở đó.

– Những nếp sống ngược lại giáo huấn và đức tin Kitô, nhưng lại được hầu hết các quốc gia chấp nhận thành luật pháp, chẳng hạn, ngừa thai, phá thai, ly dị, tự do sản xuất và bán phim ảnh khêu gợi dục tình, đồng tính.

Các sự kiện xỉ báng Giáo Hội, các biểu tượng linh thiêng của Đức Tin Kitô nhiều đến độ, có thể nói là không thể kể hết. Ai muốn biết thêm có thể tham khảo hai websites: www. intoleranceagainstchristians.eu; www.nocristianofobia.org, bài tham luận của ĐTGM Mamberti tại phiên họp của Osce về sự đối xử bất công đối với các Kitô hữu và tài liệu “Report 2012” của tổ chức “Observatory on Intolerance and Discrimination Against Christians in Europe”. Tài liệu này dài 68 trang, gồm 2 phần: phần I nói đến những giới hạn có tính cách pháp luật đặt ra cho các Kitô hữu, phần II nói đến những sự kiện nổi bật nhất về sự bất khoan dung và đối xử bất công đối với các Kitô hữu.

Tựu trung, các sự kiện đang xảy ra liên quan đến tôn giáo nói chung, đến Kitô giáo nói riêng, làm cho Giáo Hội không những trở thành nhóm thiểu số, ngay cả trong những quốc gia mà trước đây đã là những quốc gia Kitô, mà còn làm cho đức tin và nếp sống kitô mỗi ngày mỗi thêm xa lạ đối với xã hội trong cơ cấu tổ chức và trong nếp sống thường ngày của xã hội.

Các sự kiện đi theo hai chiều hướng: chiều hướng thứ nhất là thái độ và hành động thù nghịch, chế giễu, nhạo báng không những Giáo Hội Công giáo, mà ngay cả chính Chúa Giêsu; chiều hướng thứ hai là những việc làm ở nhiều bình diện, kể cả luật pháp, tìm cách giới hạn sự hiện diện hay hơn nữa đẩy Giáo Hội và chính Chúa Giêsu ra khỏi đời sống xã hội. Giáo Hội và chính Thiên Chúa chỉ được phép hiện diện trong môi trường riêng tư của lương tâm cá nhân. Trong thời gian gần đây, xem ra Thiên Chúa và Giáo Hội cũng không được phép hiện diện trong lương tâm cá nhân vì các Kitô hữu bị bó buộc phải hành động ngược lại lương tâm của mình. Hành động mới nhất là bản nhận xét của Ủy Ban về quyền lợi của trẻ em thuộc Liên Hiệp Quốc đã có những nhận xét bất công đối với Tòa Thánh và nhất là còn đòi Giáo Hội Công giáo phải thay đổi giáo lý và giáo luật về hôn nhân, gia đình, v.v… cho phù hợp với các ý thức hệ đương thời.[7] Về phía các nhóm dân thường cũng không thiếu những hành động thóa mạ công khai. Có lẽ hành động phạm thượng ồn ào nhất là hành động của nhóm FEMEN, một nhóm phụ nữ quá khích. Ngày 17 tháng 8 năm 2012, ba phụ nữ của nhóm này, mình trần, đã hạ cây Thánh giá lớn được dựng năm 2004 tại công trường Tự Do, gần thành phố Kiev. Trước đó, tại thành phố Paris, họ đã làm một hành động phạm thượng khác là lấy tượng Chúa chịu đóng đinh đặt giữa bốn cô mình trần.[8]

 c. Những biểu hiện tục hóa trong lòng Giáo Hội

Những biểu hiện của trào lưu tục hóa được nói ở trên tuy có trầm trọng, nhưng sẽ không đến nỗi nguy hại nếu chính trong lòng mình, Giáo Hội không bị gặm nhấm bởi trào lưu này. ĐTC Bênêđictô XVI, trong buổi triều yết dành cho Hội đồng Giáo hoàng Văn Hóa, ngày 08 tháng 3 năm 2008, đã khẳng định vấn đề tục hóa trong lòng Giáo Hội như sau: “Trào lưu tục hóa không chỉ đe dọa từ bên ngoài, mà đã biểu hiện từ lâu chính trong lòng Giáo Hội. Nó đã biến thể, từ bên trong và một cách sâu đậm, đức tin kitô gây ra hậu quả ảnh hưởng đến cả nếp sống và cách hành động hằng ngày của các tín hữu… Họ sống trong thế giới và rất nhiều khi họ bị tiêm nhiễm, nếu không muốn nói là bị chi phối bởi văn hóa hình ảnh với chiều hướng áp đặt những mẫu sống và sức mạnh đẩy đến sự chối bỏ Thiên Chúa cách thực tiễn, coi như không cần có Thiên Chúa, không cần phải nghĩ đến Ngài, trở về với Ngài. Ngoài ra, não trạng lạc thú và hưởng thụ đang thịnh hành còn gây ra, nơi các tín hữu cũng như các mục tử, khuynh hướng nông cạn và ích kỷ, làm tổn hại cho đời sống cộng đoàn Hội Thánh”.[9]

Sau đây là một số biểu hiện tục hóa người ta có thể nhận diện dễ dàng ngay trong lòng Giáo Hội.

– Biểu hiện tục hóa dễ thấy nhất, chính là sự thờ ơ, lãnh đạm đối với tôn giáo và hậu quả là số giáo hữu tham dự phụng vụ, bí tích và các sinh hoạt của giáo xứ cũng như số linh mục, tu sĩ mỗi ngày mỗi giảm sút. Nhiều giáo dân Việt Nam bên Hoa Kỳ cho biết là khi họ sang nước này vào những năm 1975–1980, họ được đón nhận vào các giáo xứ rất sầm uất, với những nhà thờ chật cứng giáo dân trong các thánh lễ ngày Chúa Nhật, với các hội đoàn, nhất là giới trẻ sinh hoạt rất đông đảo và sống động. Những nhà thờ đó, hôm nay trống rỗng và các thánh lễ thì buồn tẻ với vài chục hay vài trăm người, còn giới trẻ thì hầu như vắng bóng. Thỉnh thoảng lại nghe tin một Đức giám mục quyết định cho đóng cửa một số nhà thờ trong giáo phận của mình. Các nhà dòng thì lo bán nhà cửa, các giáo phận thì thu gom chủng sinh của nhiều giáo phận vào một chủng viện. Tình trạng này đang xảy ra ở hầu hết các Giáo Hội bên Âu Mỹ, nhưng chúng ta có thể lấy những số thống kê về Giáo Hội Pháp đã được HĐGM Pháp công bố, như một thí dụ:


Những số thống kê trên cho thấy một tình trạng khá trầm trọng của một Giáo Hội, theo đó, đức tin kitô và truyền thống sống đạo đã trở thành xa lạ đối với rất nhiều con cái của Giáo Hội. Tình trạng này có lẽ còn trầm trọng hơn nữa vì nhiều con cái của Giáo Hội, tuy chưa bỏ Giáo Hội, nhưng cách suy nghĩ và cách sống đã xa cách và có khi còn công khai từ khước và chống đối Giáo Hội. Đó là hai yếu tố sẽ được trình bày dưới đây.

– Não trạng và cách sống tục hóa: loại sự kiện thứ hai diễn tả trào lưu tục hóa trong lòng Giáo Hội là cách sống nơi nhiều giáo hữu và ngay cả hàng linh mục, tu sĩ xem ra không còn lấy Chúa Giêsu làm điểm tựa, dẫn đến một nếp sống, theo ĐTC Bênêđictô, là nếp sống tìm kiếm lạc thú và hưởng thụ. Khuynh hướng chung là nếp sống lấy dễ dàng, thoải mái, tiện nghi làm tiêu chuẩn lựa chọn. Trầm trọng hơn nữa, chính là nếp sống hưởng thụ thú vui xác thịt diễn tả rõ ràng qua cuộc khủng hoảng ấu dâm nơi hàng linh mục tu sĩ, đặc biệt bên Hoa Kỳ và Ái Nhĩ Lan. Đời sống riêng tư và ngay cả việc cầu nguyện và các cử hành bí tích, phụng vụ cũng không làm tỏa ra tính chất linh thiêng của Thiên Chúa, nhưng ngược lại, chỉ là những động tác hình thức cằn cỗi, tẻ nhạt, hay tạo ra bầu khí tầm thường của sinh hoạt thường ngày. Ngay cả các thánh lễ cũng trở nên giống như một cuộc gặp gỡ huynh đệ, một bữa tiệc sinh nhật giữa bạn bè, đầy “chất người” mà không có hay có ít “chất Chúa”. Từ đó, người ta thấy có nhiều hành động rất bất kính, chẳng hạn, đồ lễ bẩn thỉu, linh mục dâng lễ ăn mặc luộm thuộm, có khi chỉ mặc quần đùi và đeo vào một giây stola. Cũng trong não trạng tục hóa, với thiện chí hội nhập văn hóa, người ta tạo ra những hình ảnh về Chúa rất tầm thường, có thể nói là thô bỉ và bất kính.[10]

– Công khai chống đối giáo lý và Giáo quyền: bắt đầu từ sau công đồng Vaticanô II đến nay, dưới nhiều danh nghĩa và lý do khác nhau, trong Giáo Hội đã nổi lên phong trào chối bỏ giáo lý của Giáo Hội và bất phục tùng, chống đối Giáo quyền. Giáo lý của Giáo Hội bị coi là lạc hậu, nhất là giáo lý chung quanh hôn phối, gia đình, sự sống và giới tính, còn Giáo quyền thì bị coi như một Nhóm quyền lực, là đối thủ cần phải loại trừ. Từ đó, phát sinh ra những thái độ khinh thường, thù nghịch và nhiều khi thiếu ngay cả những thái độ và cách nói lịch sự tối thiểu của những người có học nói chuyện với nhau. Lý do căn bản và trầm trọng nhất là đánh mất khả năng nhìn thực tại của Giáo Hội với con mắt đức tin. Như tỉ dụ, người ta có thể nhắc đến ba nhóm là nhóm “Aufruf zum Ungehorsam” (Tiếng gọi bất phục tùng – Call to Disobedience) bên Áo quốc, nhóm “Catholics for Choice (CFC)”, cũng gọi là “Catholics for free Choice (CFFC)” hay “Catholics pro-Choice” bên Hoa Kỳ và nhóm “Catholic Theological Society of America” (Hội Thần học Công giáo Hoa Kỳ).

Nhóm “Tiếng gọi bất phục tùng” do linh mục Helmut Schüller, thuộc Tổng giáo phận Wien, khơi lên và đưa ra tuyên ngôn “Tiếng gọi bất phục tùng”. Có tất cả 407 linh mục và phó tế ủng hộ lập trường của linh mục Helmut Schüller, theo đó lương tâm của mỗi người phải đứng ưu tiên trên giáo lý và kỷ luật của Giáo Hội Công giáo. Theo chủ trương của nhóm này, Giáo Hội phải cho giáo dân được tham dự vào các quyết định của Giáo Hội và Giáo Hội phải truyền chức linh mục cho người nam cũng như nữ. Nhóm này tuyên bố công khai là chủ trương của họ dựa trên nhân quyền đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Theo linh mục Helmut Schüller, Giáo Hội sợ giáo dân vì coi họ như hạng người bị tiêm nhiễm bởi trào lưu tục hóa và chủ nghĩa tương đối.[11]

Nhóm thứ hai là nhóm “Catholics for a Free Choice”, cũng gọi là “Catholics pro-Choice”[12] được thành lập năm 1973 bên Hoa Kỳ do ba người Công giáo: Joan Harriman, Patricia Fogarty McQuillan, and Meta Mulcahy. Chủ trương của phong trào này là loại bỏ mọi luật lệ liên quan đến luân lý giới tính, thụ thai nhân tạo, phá thai… vì nam cũng như nữ, ai cũng có khả năng quyết định cho chính mình. Nhân dịp cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1984, ĐHY John Joseph O’Connor, TGM New York (USA) tuyên bố chống lại lập trường “pro-Choice” của ứng cử viên phó tổng thống Geraldine Ferraro, người Công giáo. Đối lại lập trường của ĐHY Joseph O’Connor, nhóm 97 người Công giáo nổi tiếng, trong đó có nhiều nhà thần học, linh mục và nữ tu công bố bản lập trường “A Catholic Statement on Pluralism and Abortion” (Bản tuyên ngôn Công giáo về Đa nguyên và phá thai), theo đó, “phá thai trực tiếp đôi khi có thể là một lựa chọn luân lý (tốt)… Một quyết định có giá trị luân lý và tinh thần trách nhiệm phải được thực hiện trong bầu khí tự do và không bị chi phối bởi lo sợ và ép buộc”.[13] Trong những năm tiếp theo, tinh thần và lập trường này đã lan tràn ra rất đông người Công giáo Hoa Kỳ, kể cả giới linh mục, tu sĩ và trí thức Công giáo. Nhiều người, nhiều nhóm công khai cổ võ phá thai, coi việc tự sướng, hôn nhân đồng tính, ly dị và tái kết hôn là những điều bình thường.

Nhóm thứ ba là “Catholic Theological Society of America” (Hội các thần học gia Công giáo Hoa Kỳ) và “Leadership Conference of Women Religious” (LCWR – Hiệp hội các Nữ tu).[14]

Hội các thần học gia Công giáo Hoa Kỳ có 1300 thành viên, trong đó có nhiều nữ tu thuộc Hiệp hội các Nữ Tu là một tổ chức có chừng 80% nữ tu tham dự. Các thần học gia thuộc Hội này chủ trương đường lối thần học ngược lại giáo huấn và chống lại quyền bính của Giáo Hội, nhất là những vấn đề liên quan đến hôn nhân và giới tính. Nhân dịp Bộ Giáo lý Đức tin của Tòa Thánh đưa ra các nhận xét[15] vào năm 2012 về cuốn sách “Just Love: A Framework for Christian Sexual Ethics” do nữ tu Margaret Farley cho xuất bản năm 2006, các thần học gia thuộc nhóm này, trong cuộc họp tại St. Louis từ 7–10 tháng 6 năm 2012 đã tuyên cáo ủng hộ nữ tu Margaret Farley và chống lại Vatican. Trong dịp này, linh mục William O’Neill, giảng viên tại Jesuit School of Theology at Berkeley đã có một câu tuyên bố nảy lửa: “Chúng ta phải tập nói “phải ngưng” đối với những người lạm dụng quyền bính chỉ để giữ quyền bính” (We must learn to say ‘stop’ to those who abuse authority only to preserve it).

 3. NGUỒN GỐC CỦA HIỆN TƯỢNG TỤC HÓA VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁC CỦA TỤC HÓA

Những biểu hiện trên đây cho thấy hiện tượng tục hóa có ba khuynh hướng chính yếu. Khuynh hướng thứ nhất là coi thường, bất cần và có khi từ khước và kình địch đối với chính Thiên Chúa và đối với tôn giáo, đặc biệt đối với Giáo Hội Công giáo. Khuynh hướng thứ hai là cách suy nghĩ và não trạng xa cách tinh thần đức tin. Khuynh hướng thứ ba là nếp sống hưởng thụ, tìm kiếm thú vui, dễ dãi. Những khuynh hướng đó từ đâu tới? Tại sao hiện tượng tục hóa có sức gây ra một bầu khí với khả năng ảnh hưởng đến đông đảo nhiều thành phần trong xã hội và Giáo Hội như chúng ta đang thấy hiện nay?

Các lý do gây ra hiện tượng tục hóa thì đa dạng và phức tạp vì có những lý do là lý thuyết, có những lý do là sự kiện, có tính cách lịch sử, xã hội, nhưng cũng có lý do mang tính cách kinh tế, chính trị và tôn giáo, v.v. Thêm vào đó, những yếu tố nói trên ảnh hưởng chồng chéo lên nhau. Do đó, những điều trình bày tiếp theo đây chỉ là những cố gắng tìm kiếm, được trình bày trong những điểm khái quát và với tất cả sự dè dặt, trông chờ sự đóng góp và soi sáng của mọi người, nhất là của các chuyên viên lịch sử và triết học.

Mặc dù các lý do nguồn gốc làm phát sinh ra làn mây mù tục hóa rất đa dạng và phức tạp, nhưng cũng có thể xếp vào bốn yếu tố sau đây: tư tưởng triết lý; trào lưu văn hóa, chính trị, xã hội và tôn giáo; cuộc cách mạng giới tính và cuối cùng, cơ cấu và nếp sống của thế giới tân tiến được định hình do ba hiện tượng: kỹ nghệ, kỹ thuật hóa, đô thị hóa và phương tiện truyền thông.

 a. Tư tưởng triết lý

Về tư tưởng triết lý góp phần mạnh mẽ cho trào lưu chống đối tôn giáo, chắc chắn phải kể đến tư tưởng của Pierre- Joseph Proudhon: “Và tôi nói: bổn phận đầu tiên của người thông minh và tự do là phải xua đuổi không ngừng ý tưởng về Thiên Chúa ra khỏi lòng trí của mình. Vì Thiên Chúa, nếu hiện hữu, thì nhất thiết thù nghịch với bản tính của chúng ta và chúng ta không nhận một cái gì từ uy quyền của ông. Chúng ta khám phá ra khoa học bất chấp ông, chúng ta đạt tới cuộc sống tốt đẹp hơn, bất chấp ông, chúng ta thành lập được xã hội, bất chấp ông: mỗi bước tiến của chúng ta là một cuộc chiến thắng nhờ đó chúng ta đè nát thần linh… Sự thăng tiến nhỏ của một con người ngu đần, bị bỏ rơi và bị phản bội, tiến tới sự thiện cũng làm cho anh ta được vinh danh vô vàn. Thiên Chúa lấy quyền nào mà nói với tôi: Ngươi hãy nên thánh vì ta là đấng thánh? Tôi sẽ trả lời: Hỡi thần dối trá, hỡi Thiên Chúa ngu xuẩn, vương quốc của ngươi đã tàn lụi; hãy tìm thêm nạn nhân nơi loài vật.”[16] “Con người, nếu muốn nghiêm túc, bó buộc phải từ bỏ đức tin, phải vứt bỏ nó đi như một điều xấu xa, có hại và tuyên bố là đối với mình, Thiên Chúa, chính là sự dữ.”[17]

Đó là những lời tuyên bố của Pierre-Joseph Proudhon (1809–1865), đầy ngạo mạn, thù nghịch, bất kính, phạm thượng, không kiêng nể gì cả mà các tín hữu, nếu nghe hay đọc, phải rùng mình. Bình luận về những lời tuyên bố trên đây, Rosa Alberoni đã nhận xét là những lời đó chỉ có thể phát xuất từ quỷ sứ Lucifer, chứ không thể phát xuất từ miệng lưỡi một con người.[18]

Nhưng nếu chỉ một mình Pierre-Joseph Proudhon nói, cho dù có độc địa thế nào, cũng không thể gây lên một vấn đề lớn lao là hiện tượng tục hóa. Trước và sau ông còn có cả một đoàn người đông đảo, tiếp nối nhau qua nhiều thế kỷ, đã góp phần vào như những cơn gió góp lại thành cơn lốc. Trong số đông đảo những người cùng khuynh hướng, phải kể đặc biệt hai triết gia: René Descartes (1596–1690) và Jean-Jacques Rousseau (1712–1778). Đối với một người (Descartes), với nguyên lý “Cogito, ergo sum”, Thiên Chúa hết là Đấng Tạo Hóa, là Đấng ban sự sống, là nguồn mạch mọi điều tốt đẹp, nhưng chỉ là một ý tưởng, do lý trí con người tạo ra.[19] Người thứ hai (Jean Jacques Rousseau) thì chối bỏ tất cả, coi những gì nói trong Kinh Thánh và sách lịch sử về Thiên Chúa, về loài người đều là giả dối, huyền hoặc, cần phải vất tất cả.[20]

 b. Trào lưu văn hóa, chính trị, xã hội, tôn giáo

Tìm hiểu lý do của trào lưu tục hóa, người ta không thể bỏ qua ảnh hưởng của thời kỳ Phục Hưng, bắt nguồn từ Firenze (Italia) từ từ lan ra khắp châu Âu, trải dài hơn ba thế kỷ (XIV – XVII). Các yếu tố cấu tạo nên thời kỳ Phục Hưng thì rất đa dạng, nhưng chúng ta chỉ kê ra một số yếu tố có liên quan trực tiếp đến vấn đề tục hóa.

– Văn hóa thời kỳ Phục Hưng là thứ văn hóa nhân văn, tôn vinh sức mạnh sáng tạo của con người trên thiên nhiên và không nhìn thiên nhiên như công trình của Thiên Chúa, nhưng là đối tượng của khả năng biến hóa của con người.

– Hiệp ước hòa bình Westfalia (1648) nhắm kết thúc cuộc chiến đẫm máu kéo dài 30 năm. Cuộc chiến này bắt đầu như sự nối dài của những cuộc chiến tôn giáo của thế kỷ XVI, nhưng ở cường độ mạnh và rộng lớn hơn, từ từ hòa trộn thêm những yếu tố chính trị giữa các thế lực. Theo thỏa thuận của hiệp ước Westfalia, các “quốc gia” thế tục, được phát sinh, được tổ chức và được điều khiển bởi một quyền bính tách rời khỏi tôn giáo. Điều này đưa đến ba hệ luận: trong mỗi quốc gia các tôn giáo đều được bình đẳng; các công dân được tự do theo tôn giáo nào mình muốn, ngược với nguyên tắc “Cujus regio, ejus religio” của hiệp ước Augsburg (1555). Hiệp ước Westfalia là một kết luận được hiểu ngầm là tôn giáo (Kitô giáo) là nguồn gốc của những cuộc chiến tranh tàn khốc. Do đó, cần phải gạt tôn giáo ra khỏi việc điều khiển xã hội và thiết lập một quyền bính hoàn toàn biệt lập khỏi tôn giáo. Đó là thế quyền. Đây là một trong những chìa khóa giúp chúng ta hiểu thái độ của các chính phủ thành lập Liên Hiệp châu Âu, trước lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã được nói ở trên.

– Đây cũng là thời cải cách của Tin lành (tk XVI) với các điểm nhấn, theo đó lương tâm của cá nhân vượt trên quyền bính của Giáo quyền, luân lý phải dựa trên suy tư của lý trí và phân biệt giữa bản chất thiêng liêng của Giáo Hội và quyền bính thế tục của Quốc Gia. Những tư tưởng trên phát triển thành trào lưu của thời kỳ Ánh Sáng (tk XVIII), lan tràn phổ quát trong giới trí thức châu Âu. Ngay từ lúc đó đã nổi lên làn sóng từ khước truyền thống và thêm vào đó, còn chủ trương không gì trong cuộc sống con người và xã hội, kể cả tôn giáo và chính trị, có thể trốn khỏi sự rà xét của lý trí. Từ những tư tưởng này, phát sinh trào lưu tự do tư tưởng và tư tưởng tự do mà bên Anh quốc được gọi là “tổ chức thế tục” (secular societies) theo đó, các công dân được quyền độc lập khỏi mọi hình thức bảo trợ của tôn giáo.

Tính cách độc lập này, trên phương diện chính trị, trở thành chính sách tổ chức xã hội, trên phương diện văn hóa, làm phát sinh những luồng tư tưởng, kể cả trong thần học và luân lý, có tính cách phân tán và hỗn độn vì không còn một điểm tựa chung.

– Sự kiện sau cùng cần phải được nhắc đến là cuộc cách mạng Pháp 1789. Nguồn gốc trực tiếp của cuộc cách mạng Pháp là những lý do kinh tế và chính trị, nhưng yếu tố ngầm và nền tảng là cuộc khủng hoảng tôn giáo, xã hội và những tư tưởng của trào lưu Ánh Sáng, đặc biệt những tư tưởng về sự bình đẳng giữa mọi công dân; quyền bính không đến từ Thiên Chúa mà từ dân chúng (dân chủ); độc lập giữa các quyền bính: lập pháp, hành pháp và tư pháp; tự do tôn giáo, không theo nghĩa tân thời trong tương quan với các chính quyền, mà trong tương quan với quyền bính Giáo Hội Công giáo. Tất cả những tư tưởng đó được đúc kết và diễn tả qua khẩu hiệu của thời Đệ Tam Cộng Hòa Pháp: “Bình đẳng, Tự do, Huynh đệ” (Égalité, Liberté, Fraternité).[21]

 c. Cuộc cách mạng giới tính (sexual revolution)

Bên cạnh việc chống đối hay ít nữa coi thường và xa lánh Thiên Chúa và Giáo Hội, trong trào lưu tục hóa người ta còn thấy nổi cộm yếu tố tìm kiếm hưởng thụ thú vui, nhất là thú vui dục tình. Trào lưu này đã lan tràn ra khắp thế giới và thấm nhập vào mọi tầng lớp và nhịp sống của xã hội. Cuộc khủng hoảng về ấu dâm hiện nay, phát hiện cả trong hàng ngũ linh mục, tu sĩ cho thấy đây là một vấn đề rộng lớn trong xã hội.

Vấn đề nói trên có nguồn gốc từ cuộc cách mạng dục tính bắt đầu từ những năm ’60, nhất là trong các xã hội Âu Mỹ. Tuy nhiên, theo David Allyn, cụm từ “Sexual revolution” (cách mạng giới tính) đã được sử dụng ngay từ năm 1910.[22] Cuộc cách mạng giới tính là một trào lưu xã hội nhằm phá đổ các quy luật cổ truyền về giới tính và liên hệ giữa con người, cho nên cuộc cách mạng giới tính (sexual revolution) cũng được gọi là cuộc giải phóng giới tính (sexual liberation). Những quy luật về giới tính và liên hệ nam nữ phát xuất từ Kitô giáo nên ngay từ đầu, cuộc cách mạng giới tính đã có tính cách kình địch với Kitô giáo nói chung, với Giáo Hội Công giáo nói riêng. Do đó, cuộc giải phóng giới tính không chỉ có nghĩa đơn thuần đòi tự do trong mọi khía cạnh của giới tính, nhưng còn hàm nghĩa là tự do khỏi các quy luật của Kitô giáo và khỏi chính Kitô giáo.

Các giá trị và cách sống được phổ biến và khích lệ do cuộc cách mạng giới tính đi ngược lại tất cả các phong tục, truyền thống và các quy luật luân lý kitô, gồm việc sử dụng phương pháp ngừa thai nhân tạo, khỏa thân nơi công cộng, giao hợp nam nữ ngoài hôn nhân, thủ dâm, hôn nhân thử, hôn nhân mở (thay đổi vợ chồng với nhau hay hôn nhân nhóm), ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính. Cuộc cách mạng giới tính được sự cộng tác và hỗ trợ từ nhiều phía: các nhà trí thức (trong đó phải kể đặc biệt Sigmund Freud), các nhóm quyền lực, các phong trào xã hội qua các phương tiện truyền thông như phim ảnh, báo chí, internet. Ngoài ra, người ta còn đưa ra nhiều lý thuyết để biến việc sử dụng giới tính trong mọi trường hợp là một giá trị và là quyền lợi của con người. Do đó, thú vui dục tình xâm nhập tâm trí và nếp sống, đến độ dục tính có thể được coi là một đặc tính của xã hội hôm nay (sexually oriented society). Bầu khí thú vui dục tình nhiều khi cũng xâm nhập vào cả giới tu trì và môi trường huấn luyện. Do đó, cuộc cách mạng giới tính mang tính cách tục hóa cao độ.

d. Kỹ nghệ hóa, đô thị hóa và kỹ thuật hóa

Một số yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến trào lưu tục hóa trong thế giới hiện nay là ba hiện tượng nổi bật của thế giới tân tiến. Đó là hiện tượng kỹ nghệ hóa, đô thị hóa và kỹ thuật hóa.

Hiện tượng kỹ nghệ hóa đã nhen nhúm vào giữa thế kỷ XVIII tại các nước Âu Mỹ, bắt đầu là nước Anh, theo sau là nước Bỉ, Đức và Pháp, rồi từ từ lan ra khắp thế giới. Tiếp theo là hiện tượng đô thị hóa đã đến như một hệ luận dĩ nhiên của hiện tượng kỹ nghệ hóa. Hiện tượng thứ ba là kỹ thuật hóa. Mỗi hiện tượng trên đây đòi phải nói rất nhiều, nhưng trong tương quan với đề tài của bài suy tư này, chúng ta chỉ nói đến một vài yếu tố nổi bật.

Phát sinh trong môi trường nông nghiệp khi người dân làm lụng vất vả chỉ mong đủ sống, hiện tượng kỹ nghệ hóa khởi đầu đã khơi lên một niềm hy vọng chan chứa vì nhờ máy móc, công việc được nhẹ nhàng hơn và đem lại nhiều hoa trái hơn. Nhưng những sự việc tiếp theo lại gây ra những vấn đề mới là tương quan giữa chủ và thợ, giữa tiền bạc đầu tư và việc làm, giữa người giàu và người nghèo và do đó, làm nảy sinh bầu khí xung đột và đối kháng trong xã hội. Bầu khí xung đột và đối kháng lúc đầu giới hạn trong tương quan của hai tầng lớp xã hội “chủ – thợ” trong cùng một quốc gia, từ từ trở thành mối tương quan giữa các quốc gia được kỹ nghệ hóa trước và các quốc gia được kỹ nghệ hóa sau, cũng là các quốc gia giàu và các quốc gia nghèo mà trong thực chất là các quốc gia Âu Mỹ và các quốc gia bị đô hộ, cũng gọi là các quốc gia đệ tam thế giới. Thông điệp Rerum Novarum (15.5.1891) của ĐTC Leo XIII là lời đáp trả của Giáo Hội cho vấn đề.

Tiếp theo hiện tượng kỹ nghệ hóa là hiện tượng đô thị hóa, phát sinh như một hệ luận dĩ nhiên của hiện tượng kỹ nghệ hóa. Đây là hiện tượng dân chúng bỏ làng xóm miền quê tụ tập lại chung quanh các xưởng máy, xí nghiệp để làm việc. Hiện tượng này đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của dân chúng vì làm thay đổi các mối tương quan, hoàn cảnh và môi trường sống. Trong cách thức tổ chức xã hội và các sinh hoạt, điểm tựa và quy chiếu thường ngày của người dân không còn phải là nhà thờ, nhưng là hãng xưởng, siêu thị, cửa hàng bán đồ dùng. Thêm vào đó, việc kỹ nghệ hóa mỗi ngày thêm thăng tiến đã tạo ra những phương tiện mới, mỗi ngày mỗi tinh vi để thỏa mãn những thú vui, sở thích và cảm xúc của đông đảo dân chúng. Do đó, nếp sống, phong tục, tập quán và não trạng của người dân cứ từ từ và âm thầm chuyển biến đưa đến một sự thay đổi sâu rộng hơn so sánh với những thay đổi của thời kỳ kỹ nghệ hóa. Ngoài những vấn đề kinh tế và xã hội, có ba vấn đề liên quan gần gũi hơn với vấn đề tục hóa, đó là, vấn đề tương quan giữa các cá nhân và nhóm người mà ĐTC Phaolô VI gọi là “sự cô đơn giữa đám đông vô danh”[23]; vấn đề thứ hai là sự thờ ơ lãnh đạm đối với tôn giáo. ĐTC Phaolô VI, trong tông thư Octogesima Adveniens nói trên, đã nhắc lại kinh nghiệm trong Thánh Kinh, theo đó, “đô thị nhiều khi là nơi tội lỗi và là nơi phát triển niềm kiêu hãnh của con người cảm thấy mạnh mẽ đủ để xây dựng đời sống của mình không cần Thiên Chúa và có khi còn khẳng định là mình có đủ quyền năng để chống lại Thiên Chúa”[24]; vấn đề thứ ba là não trạng hưởng thụ, phát sinh từ hoàn cảnh các thú vui đủ loại, vừa tầm với của mọi người.

Hiện tượng thứ ba là kỹ thuật hóa cuộc sống. Hiện tượng này tiếp tục và tô nét, cho thêm đậm đà, những thay đổi đã diễn ra qua hiện tượng kỹ nghệ hóa và đô thị hóa, thậm chí còn góp thêm một số yếu tố mới rất quan trọng làm cho hiện tượng tục hóa lan tràn nhanh chóng và bao trùm lên đông đảo dân chúng, không phân biệt ranh giới địa dư, xã hội và văn hóa, làm phát sinh ra hiện tượng hoàn cầu hóa (globalization). Yếu tố thứ nhất là sự hiện diện của máy móc, tuy có đem lại nhiều tiện nghi cho cuộc sống, giúp cho công việc của loài người bớt nặng nhọc và đem lại nhiều hoa trái, nhưng vì máy móc tràn lan mọi khía cạnh của cuộc sống và có khuynh hướng thay thế con người nên cũng làm cho con tim trở nên khô cằn, không còn khả năng vươn ra đồng loại và vươn lên Thiên Chúa. Yếu tố thứ hai là các phương tiện truyền thông, nhất là internet, mỗi ngày mỗi tinh vi, được nhiều thế lực sử dụng để quyến rũ và chi phối lòng trí con người và nhất là lôi kéo đám đông dân chúng đi vào thế giới ảo, xa lánh thực tại của cuộc đời.

Thực tại tục hóa với những biểu hiện và lý do rất đa dạng và phức tạp đang chi phối cuộc sống của thế giới hôm nay, như đã được trình bày trên đây, đặt ra những vấn đề gì cho việc huấn luyện các chủng sinh tại Việt Nam? Đó là vấn đề sẽ được duyệt xét trong phần tiếp theo.

 III. VIỆC HUẤN LUYỆN CHỦNG SINH TẠI VIỆT NAM ĐỨNG TRƯỚC HIỆN TƯỢNG TỤC HÓA

Phần này sẽ được trình bày theo ba đề mục chính yếu:

– Hiện tượng tục hóa: nguồn gốc và đặc tính của tục hóa tại Việt Nam.

– Hiện tượng tục hóa tại Việt Nam: những vấn đề căn bản

– Việc huấn luyện trước hiện tượng tục hóa: những yếu tố quan trọng và phương pháp.

 1. HIỆN TƯỢNG TỤC HÓA: NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TÍNH CỦA TỤC HÓA TẠI VIỆT NAM

Hiện tượng tục hóa đang ảnh hưởng đến đời sống của dân chúng trên khắp thế giới, đã phát nguồn từ các nước Âu Mỹ là những nước có truyền thống văn hóa kitô lâu đời nên có những tác giả gọi hiện tượng tục hóa là hiện tượng tẩy xóa Kitô giáo (decristianizzazione).[25] Cho dù được gọi là gì, hiện tượng tục hóa cũng có nguồn gốc từ các nước Âu Mỹ với những lý do khác nhau và rất phức tạp như chúng ta đã trình bày trên đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là hiện tượng tục hóa, khi lan tới châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng do cùng những lý do và có cùng một hậu quả như tại Âu Mỹ hay đã có những chuyển biến? Trước khi đề nghị một câu trả lời có tính cách suy tư, có lẽ một cái nhìn về một số thống kê và về thái độ của các giáo hữu tại các châu lục đứng trước giáo lý của Giáo Hội, có thể giúp soi sáng phần nào cho vấn đề.

a. Thống kê tôn giáo và thái độ của giáo hữu

Thống kê Giáo Hội 2000–2013.[26]

Số thống kê về Châu Mỹ trên đây bao gồm tất cả Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) và Mỹ Châu Latinh (Nam Mỹ, Trung Mỹ và Quần đảo) là hai vùng quốc gia rất khác nhau về điều kiện sống, về văn hóa và đời sống đức tin. Do đó, để thấy rõ tình trạng tôn giáo của các nước, cần phải có số thống kê riêng của hai miền Châu Mỹ. Dưới đây là số thống kê riêng của Giáo Hội Hoa Kỳ.[27]

Qua những thống kê trên đây, người ta đã có thể thấy là ảnh hưởng của trào lưu tục hóa không đồng đều trên các châu lục. Điều này còn thấy rõ hơn với số thống kê về ý kiến của dân chúng. Theo thống kê do mạng lưới Univision thực hiện, được Ucanews Vietnam đăng lại[28], cuộc thăm dò hơn 12,000 người Công giáo tại 12 quốc gia cho thấy giáo hữu tại các nước ở châu Phi và châu Á chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội về những vấn đề chung quanh tình dục như phá thai, ngừa thai, v.v. trong khi các quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ và vài phần châu Mỹ Latinh lại ủng hộ mạnh mẽ các hành vi mà giáo huấn của Giáo Hội dạy là vô đạo đức. Kết quả khảo sát như sau:

– Ly dị và tái kết hôn

19% người Công giáo tại các nước châu Âu và 30% tại các nước châu Mỹ đồng ý với giáo huấn của Giáo Hội về những người đã ly dị và tái kết hôn không được rước lễ, so với 75% ở hầu hết các nước Công giáo châu Phi.

– Chức linh mục cho nữ giới

30% người Công giáo tại các nước châu Âu và 36% tại Mỹ đồng ý với Giáo Hội về việc không phong chức linh mục cho nữ giới, so với 80% tại châu Phi và 76% quốc gia có đông dân số Công giáo tại châu Á.

– Hôn nhân đồng tính

40% người Công giáo tại Mỹ phản đối hôn nhân đồng tính, so với 99% tại châu Phi.

Những số thống kê trên đây, cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của trào lưu tục hóa trên dân chúng không đồng đều trên các châu lục. Nói chung, ảnh hưởng của trào lưu tục hóa trên các quốc gia tại châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi không nặng nề như tại các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ.

b. Nguồn gốc của hiện tượng tục hóa tại châu Á–Việt Nam[29]

Ở bình diện bề nổi của những biểu hiện tục hóa, châu Á, hay cụ thể hơn, Việt Nam xem ra không khác các nước Âu Mỹ bao nhiêu. Cũng những tòa nhà chọc trời, xe cộ chạy đầy đường, máy móc tối tân được bày bán khắp nơi, cuộc sống vội vàng, bon chen và có tính cách máy móc, mất dần tính người, người ta đua đòi và tìm kiếm hưởng thụ mọi thứ tiện nghi và thú vui, số người tham dự thánh lễ và các giờ cầu nguyện tại các giáo xứ, nhất là giới trẻ, mỗi ngày mỗi giảm đi, có nhiều dấu hiệu cho thấy ơn gọi linh mục và đời tu không còn phong phú như trước đây. Tuy nhiên, nếu nhìn vào chiều sâu, người ta sẽ thấy là hiện tượng tục hóa tại châu Á–Việt Nam có những đặc tính rất khác với hiện tượng tục hóa tại các nước Âu Mỹ, vì nguồn gốc của hiện tượng tục hóa, có thể nói, hoàn toàn khác. Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích một số lý do nguồn gốc của hiện tượng tục hóa tại châu Á–Việt Nam.

– Thoát cảnh nghèo đói

Trong việc nhận xét một hiện tượng xã hội, lý do làm phát sinh ra hiện tượng mới là yếu tố quan trọng và có tính cách định đoạt, chứ không phải những biểu hiện bề nổi. Công tác rao giảng Tin Mừng nói chung, việc huấn luyện các ứng sinh linh mục nói riêng không thể làm ngơ những lý do nguồn gốc của hiện tượng tục hóa.

Về điểm này, những lý do nguồn gốc của hiện tượng tục hóa bên châu Á–Việt Nam rất khác với những lý do của hiện tượng này bên Âu Mỹ. Tại các nước Âu Mỹ, hiện tượng tục hóa đã bắt đầu và phát triển như hậu quả của một trào lưu văn hóa, tức là những chủ thuyết phát xuất từ giới trí thức, từ từ lan ra đám đông dân chúng qua các biến cố kinh tế, chính trị, xã hội. Đó là những tư tưởng, được quảng bá rộng rãi làm phát sinh ra một tâm thức và não trạng coi trọng tự do cá nhân và lý trí con người đến độ gán cho chúng giá trị tuyệt đối trong mọi lãnh vực của cuộc đời và do đó, cần phải thoát ly khỏi mọi quyền bính, kể cả quyền bính của Giáo Hội và của chính Thiên Chúa. Như một hệ luận tất yếu, chiều kích siêu nhiên của các thực tại và của chính con người bị chối bỏ và do đó, tâm trí chỉ loay hoay chung quanh thực tại đời này.[30] Trong chiều hướng đó, hiện tượng tục hóa là hậu quả của một trào lưu văn hóa và chính nó, mang tính cách văn hóa. Kỹ nghệ hóa và kỹ thuật hóa là nhu cầu của lý trí và chở theo tính cách chống đối tôn giáo, mà trong bối cảnh của văn hóa và truyền thống châu Âu cũng là chống đối Kitô giáo và đặc biệt Giáo Hội Công giáo, vì bị coi như một quyền bính cản trở tự do cá nhân.

Tại châu Á, yếu tố mang tính cách quyết định và có thể nói là sức đẩy của tất cả công sức kỹ nghệ hóa và kỹ thuật hóa, mang theo nếp sống tục hóa không phải là nhu cầu cần phải xác nhận quyền tự quyết của lý trí đứng trước tôn giáo và quyền bính tôn giáo, nhưng là nhu cầu phải vượt khỏi cảnh nghèo đói. Ngoài ra, trong khi hiện tượng tục hóa bên Âu Mỹ là hệ luận của một trào lưu văn hóa phát sinh từ chính trong lòng của dân chúng châu Âu, hiện tượng tục hóa bên châu Á là một trào lưu đến từ bên ngoài và được đón nhận như phương tiện để giải quyết một vấn đề kinh tế xã hội. Do đó, trào lưu tục hóa bên châu Á được coi như nguồn hy vọng và không mang theo ý nghĩa chống đối tôn giáo nói chung, Kitô giáo nói riêng. Những tư tưởng và tình cảm phản kitô cũng có ở châu Á, nhưng chúng đến từ một nguồn khác.

Tình trạng nghèo đói không phải là vấn đề mới tại châu Á. Điều mới nằm ở chỗ trước kia, dân chúng chấp nhận tình trạng nghèo đói như số phận, ngày nay, trái lại, dân chúng không chấp nhận cảnh nghèo đói cách thụ động nữa. Những cảnh giàu sang nhiều người đang hưởng thụ bày ra ngay trước mắt, khơi lên trong lòng sự ao ước giàu có rất mãnh liệt và người ta sẵn sàng chấp nhận tất cả để có tiền. Tâm tư này được diễn tả rõ ràng qua những câu nói dân dã: “chịu đấm ăn xôi”, “miễn sao được việc”.

– Khao khát tìm lại giá trị của mình và sự kính trọng của người khác

Lý do thứ hai thúc đẩy châu Á tiến đến kỹ nghệ hóa và kỹ thuật hóa với nếp sống tục hóa là lòng khao khát tìm lại giá trị của mình và được kính trọng. Lòng khao khát này càng trở nên mãnh liệt hơn vì các dân tộc châu Á ý thức được thực tại của mình là những nước đã bị đô hộ, hiện tại vẫn còn lệ thuộc và tiếng nói của mình không có giá trị và không được lắng nghe trong chính trường quốc tế. FABC (Liên hiệp Hội đồng Giám mục châu Á) nhận xét thấy khắp nơi tại châu Á, dân chúng khát vọng một cuộc sống trung thực hơn và xứng đáng hơn với con người; họ khát vọng được tự do, được chấp nhận và được kính trọng.[31] Trong thế giới hôm nay, để được người ta chấp nhận, được kính trọng và được đối xử xứng đáng, cần phải “có” như người ta;[32] cần phải có tiền hay ít nữa tỏ ra có tiền mới được kính trọng. Luận lý này được áp dụng trong cuộc sống của các cá nhân cũng như của các quốc gia và nó là một lực đẩy rất mạnh trong cách suy nghĩ và trong các lựa chọn cụ thể của cuộc sống.

Khát vọng sâu thẳm này lắm khi được tỏ hiện qua những thái độ mà một người không “đồng hội, đồng thuyền” khó có thể hiểu và chấp nhận được. Ở nhiều nước Âu Mỹ, dân tị nạn được người địa phương giúp đỡ, sau một thời gian ngắn làm việc, đã mua ngay một máy truyền hình màu thật lớn, một tủ lạnh thứ tốt, một chiếc xe hơi de luxe mà chính những người địa phương đã giúp đỡ họ chưa dám nghĩ tới. Những người hành xử cách này thường bị chỉ trích là dân ham mê tiện nghi, không có tiêu chuẩn luân lý và không có tinh thần trách nhiệm. Nếu nhìn vào chiều sâu của tâm tư những người này, đây không đơn giản chỉ là hưởng thụ hay không có tinh thần trách nhiệm, nhưng là con đường tắt để tỏ giá trị của mình và để được kính trọng. Vì vậy, bên cạnh sự hưởng thụ, còn có thái độ hãnh diện trước người khác. Máy truyền hình lớn, chiếc xe hơi đắt giá là những dụng cụ để tỏ ra giá trị của mình, để được người khác kính trọng. Đường đi có thể sai, nhưng lý do của sự lựa chọn, cần phải hiểu và kính trọng. Một người đang chết đuối thì sẽ vồ lấy bất cứ cái gì giống như cái phao! Đối với việc giáo dục Đức Tin và hơn nữa giáo dục ơn gọi dâng hiến, không thể không để ý đến lý do sâu thẳm và thầm kín đó.

c. Bối cảnh của trào lưu tục hóa: cuộc gặp gỡ và đối đầu của các nền văn hóa

Trào lưu tục hóa như ta thấy đang diễn ra khắp nơi trên thế giới không phải là một hiện tượng bắt nguồn từ một nền văn hóa của các nước châu Á, nhưng là một trào lưu du nhập vào từ Âu Mỹ. Vì vậy, hiện tượng tục hóa tại châu Á–Việt Nam được thực hiện trong bối cảnh của cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa địa phương của các nước châu Á và nền văn hóa Tây phương có nhiều chất kitô, nhưng đã bắt đầu bị biến thể (decristianizzazione) và thấm chất tục hóa.

Các cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa không luôn xảy ra cách an bình, nhưng hay biến thành những cuộc đối đầu vì sự khác biệt và mâu thuẫn về giá trị và có khi cả hệ thống giá trị và vì sự khác biệt về thái độ trước nền văn hóa mới. Đối với nền văn hóa thực dụng khoa học kỹ thuật đến từ phương Tây, thái độ của dân chúng châu Á không những không đồng nhất, mà còn mâu thuẫn và đối nghịch. Người ta nhận xét thấy bốn thái độ chính yếu.

Thái độ thứ nhất là những người chối bỏ quá khứ và gia sản văn hóa của mình để đón nhận, không do dự, văn hóa khoa học kỹ thuật của phương Tây. Thái độ này có thể được diễn tả qua lời tuyên bố của Sjahrir, một nhà cách mạng khuynh hướng xã hội, người Nam Dương: “Chúng ta phải mở rộng và tăng cường cuộc sống, nuôi dưỡng và hoàn hảo hóa mục đích tiến tới. Đây là điều phương Tây dạy cho chúng ta và tôi hết lòng ngưỡng mộ, mặc dù tính chất man rợ và tục tĩu của nó. Tôi sẵn sàng chấp nhận tính chất man rợ và tục tĩu như hậu quả của ý niệm mới về cuộc sống mà phương Tây dạy cho chúng ta. Tôi cũng sẵn sàng chấp nhận tư bản thay vì sự khôn ngoan thời danh và tôn giáo của phương Đông. Bởi vì chính sự khôn ngoan và tôn giáo đã làm cho chúng ta không có khả năng hiểu được là chúng ta đã rơi xuống vực thẳm thấp nhất mà một người có thể rơi vào, tức là chúng ta đã rơi xuống hố nô lệ.”[33]

Một thái độ tương tự cũng được ông Emmanuel Pelaez, phó tổng thống Phi luật Tân (1961), diễn tả trong bài diễn văn khai mạc đại hội của giới làm báo: “Hôm nay, người châu Á chúng ta cần nhận ra là tiếng hô ra trận phải là ‘ Thay đổi, thay đổi nữa và còn phải thay đổi nữa.’ Nhờ vào ý tưởng, ngòi bút và những bài viết của quý vị, chúng ta phải thúc đẩy dân chúng phá đổ bức tường kinh khủng của truyền thống đã giam cầm tâm trí dân chúng. Chúng ta phải xây dựng những thái độ mới, cách tiếp cận mới với các vấn đề, những giá trị mới, tất cả cơ cấu mới của một xã hội có thể đem đến cho các dân tộc một cuộc sống tương xứng họ đáng được hưởng.”[34]

Tuy nhiên, gia sản văn hóa (truyền thống, lịch sử, hệ thống giá trị, v.v.) người ta không thể chối bỏ dễ dàng, vì nó là một phần làm nên tính cách của con người, như một cá nhân hay một dân tộc. Gia sản văn hóa có thể phát triển và biến đổi, nhưng không thể bị chối bỏ. Một cá nhân hay dân tộc chối bỏ quá khứ của mình thì cũng như một tòa nhà không có nền móng, sẽ bất ổn và trở thành u sầu và bạo động.

Thái độ thứ hai là những người chấp nhận văn hóa mới, nhưng cũng tìm cách gìn giữ văn hóa của mình, nhưng không hòa hợp được chúng trong một thực tại hài hòa. Do đó, người ta u sầu trong tình cảm, mâu thuẫn và bất nhất trong các lựa chọn. Thái độ này có thể được diễn tả qua kinh nghiệm của Jawaharlal Nehru, một thời gian dài là thủ tướng Ấn Độ. Ông nói: “Tôi đã trở thành một thực tại hỗn độn của Đông và Tây… Có lẽ các ý tưởng và cách tiếp cận cuộc sống của tôi thì gần gũi với phương Tây hơn là phương Đông, nhưng Ấn Độ ở trong tôi bằng muôn vàn cách… Ở nơi nào đó trong tiềm thức của tôi vẫn còn ngự trị những ký ức của hàng trăm thế hệ Brahman.”[35]

Thái độ thứ ba là thái độ của những người từ khước cách tuyệt đối văn hóa tân tiến của phương Tây. Thái độ này có thể tìm thấy qua nhiều hình thức của chủ nghĩa quốc gia cực đoan, được diễn tả bằng những phản ứng bạo động và những lựa chọn chính trị bạo lực từ khước và thù nghịch chống lại phương Tây, dựa vào một ý thức hệ[36] hay một tôn giáo truyền thống. Nhiều hành động của các nhóm Hồi giáo chống lại phương Tây có thể được liệt vào thái độ này. Thứ Bảy, 23 tháng 11 năm 1996, các nhóm nữ giới và Ấn giáo truyền thống bên Ấn Độ đã đe dọa sẽ tự tử tập thể nếu Ban Tổ chức thi hoa hậu không bãi bỏ cuộc thi sẽ được tổ chức tại New Delhi, vì theo họ đây là cuộc du nhập văn hóa phương Tây xúc phạm văn hóa Ấn giáo cổ truyền của Ấn Độ.

Sau cùng là thái độ hoang mang. Đây là thái độ của những người không biết chọn thái độ nào vì tính cách hàm hồ của cả hai nền văn hóa. Thái độ hoang mang xảy ra cả trong bình diện luân lý và thiêng liêng, cả trong bình diện cụ thể của cuộc sống.

Bốn thái độ trên đây đã tạo ra một tình trạng phức tạp có tính cách xung đột theo ba chiều hướng:

– Chống đối phương Tây diễn tả qua các hình thức chủ nghĩa quốc gia cực đoan, đưa đến thái độ đóng kín và bạo động chống lại tất cả những hình thức ngoại lai.

– Xung đột giữa các cá nhân, các thế hệ và các nhóm người trong cùng một quốc gia. Một người hay nhóm người đón nhận văn hóa phương Tây, không dè dặt, và loại bỏ gia sản văn hóa cổ truyền, người kia bảo vệ văn hóa của cha ông và loại trừ mọi hình thức của văn hóa phương Tây: hai người hay nhóm sẽ có những lựa chọn hành động trong cuộc sống riêng tư, gia đình và trong các lựa chọn xã hội, chính trị, hết sức khác nhau và nhiều khi còn kình địch nhau.

– Cuộc xung đột ngay trong nội tâm của một người. Hai thái độ đón nhận và khước từ văn hóa tục hóa phương Tây và văn hóa cổ truyền có thể xảy ra trong lòng của cùng một người, vì trong một số khía cạnh của cuộc sống thì theo văn hóa cổ truyền, trong một số khía cạnh khác lại theo văn hóa tục hóa phương Tây. Chúng ta có thể lấy kinh nghiệm của Jawaharlal Nehru làm tỉ dụ. Tình trạng này làm phát sinh trong lòng nhiều do dự, bất nhất và hỗn độn về lựa chọn trong đời sống riêng tư, trong các liên hệ giữa các cá nhân và trong đời sống xã hội.

Vì tình trạng xung đột trên đây, châu Á thường tự hào là một châu lục của hòa hợp đã chứng kiến trong những thế kỷ gần đây những cuộc chia rẽ, xung đột và chiến tranh giữa các chủng tộc, quốc gia, nhóm người và thế hệ. Theo ĐHY Simon Pimenta, vấn đề đã trở thành vấn đề lớn và trầm trọng vì đã phá hủy những tế bào căn bản của xã hội.[37]

2. HIỆN TƯỢNG TỤC HÓA: NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN

Phần trình bày về nguồn gốc hiện tượng tục hóa tại châu Á– Việt Nam ở trên đã cho thấy, phần nào, những vấn đề cần phải được để ý trong việc huấn luyện tại chủng viện. Phần này sẽ phân tích hiện tượng tục hóa trong những hậu quả của nó trong hoàn cảnh của Việt Nam để bổ túc cho những gì đã nói ở trên, với hy vọng sẽ có thể vạch ra cách rõ ràng hơn những vấn đề mà hiện tượng tục hóa đặt ra cho việc huấn luyện trong chủng viện.

Như đã được trình bày ở trên, hiện tượng tục hóa tại châu Á–Việt Nam không phát xuất như một nhu cầu của văn hóa, nhưng được đón nhận từ ngoài (phương Tây). Do đó, hiện tượng tục hóa tại Việt Nam không mang tính chất tất yếu bài trừ tôn giáo hay chống đối Kitô giáo như tại các nước Âu Mỹ. Yếu tố chống đối Kitô giáo cũng có nhưng đến từ nguồn khác, tức là từ những phần tử trí thức chạy theo nền văn hóa Âu Mỹ, nhất là các tư tưởng của trào lưu Phục Hưng và Ánh Sáng và từ những khuynh hướng chính trị vô thần hay quốc gia cực đoan, muốn bài trừ tất cả những gì là ngoại lai. Tuy nhiên, những thái độ đó không phải là một phong trào quần chúng, nhưng chỉ giới hạn trong một số nhóm người. Hơn nữa, có khi chính những người tuyên bố chống tôn giáo lại là những người đi cúng bái nhiều.

Ảnh hưởng lớn lao của trào lưu tục hóa trên dân chúng, nhất là giới trẻ Việt Nam, phần lớn nằm ở sức quyến rũ của kỹ thuật, có khả năng cung cấp những dễ dàng, tiện nghi, thú vui v.v. và được coi như một phương tiện quý giá để thoát khỏi cảnh đói nghèo, để được kính trọng và được ngang hàng với các nước phương Tây trong sự giàu có và tân tiến với sự hào nhoáng kỹ thuật. Dưới đây, chúng ta thử điểm mặt một số hậu quả của trào lưu tục hóa như những thách đố chính cho việc huấn luyện các chủng sinh trong chủng viện.

Không ai có thể phủ nhận được những điều ích lợi và thuận tiện do khoa học và kỹ thuật đem đến cho cuộc sống của loài người, kể cả dân chúng trong các quốc gia chậm tiến. Chúng ta có thể kể một vài điều thuận tiện khoa học, kỹ thuật đã đem đến: những phương tiện di chuyển và thông tin đã rút ngắn khoảng cách và làm cho các cuộc gặp gỡ được dễ dàng hơn, mở rộng sự hiểu biết và tầm nhìn của con người; máy móc làm cho công việc có hiệu quả hơn và cũng bớt nặng nhọc hơn; các phát minh về y tế đã chữa trị nhiều bệnh nhân, làm giảm sự đau đớn của bệnh tật và kéo dài cuộc sống; kỹ nghệ hóa nông nghiệp giúp sản xuất nhiều hơn các nhu yếu phẩm, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người hơn… Tuy nhiên, bên cạnh những ích lợi không thể chối cãi nói trên, khoa học và kỹ thuật cũng làm phát sinh ra nếp sống tục hóa, gây ra rất nhiều vấn đề ở bình diện nhân bản, luân lý và thiêng liêng. Dưới đây là một số biểu hiện nổi cộm tại Việt Nam, nhất là nơi giới trẻ.

a. “Nếp sống tiền”

Trước tiên, phải nói đến “nếp sống tiền”. Người ta lao mình tìm kiếm tiền bạc và tiêu xài tiền bạc. Không tìm ra tiền thì người ta sống trong thèm khát và ganh tị, nhất là vì thấy nhiều người làm tiền quá dễ dàng và tiền bạc, đồ dùng sang trọng là thước đo giá trị con người. Như đã nói ở trên, tìm kiếm tiền bạc, đồ dùng hạng sang không luôn chỉ là vấn đề hưởng thụ, nhưng còn được coi là dấu hiệu của sự văn minh, tiến bộ, của sự sang trọng, đáng kính, đáng sợ. Làm giàu luôn là lý tưởng của người Việt Nam như câu tục ngữ ngày xưa “có tiền mua tiên cũng được”, nhưng hôm nay lý tưởng đó xem ra trở thành một sức mạnh mãnh liệt đến độ biến thành giá trị nền tảng, tiêu chuẩn cho mọi quyết định và lựa chọn. Do đó, người ta sẵn sàng hy sinh tình nghĩa gia đình, bạn bè và ngay cả nhân phẩm vì lợi lộc, tiền bạc. Thái độ này càng trở nên rõ ràng nơi giới trẻ là những người có khả năng và cơ hội tiếp cận với các quốc gia giàu có, ít nữa qua phim ảnh, báo chí, tin tức, internet. Thấy quốc gia của mình và chính mình còn kém xa nên đã bảo nhau: “Tiến lẹ, tiến đường tắt để bắt kịp người”. Hiện tượng di dân, tức là việc dân chúng, nhất là giới trẻ, bỏ gia đình, làng xóm, xứ đạo miền quê đến các thành phố để học hay nơi có hãng xưởng để kiếm việc làm cũng phải được nhìn dưới khía cạnh này nữa chứ không được nhìn duy nhất dưới khía cạnh cơm áo. Chính vì vậy, nhiều người, nhất là giới trẻ, có thể, chỉ vì đồng tiền, hy sinh những giá trị quan trọng như gia đình, sự tín trung, tình bạn, nhân phẩm. Trong chiều hướng này, đời sống Kitô giáo cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, hoặc không sống theo lý tưởng của Tin Mừng, hoặc bỏ bê việc tham dự đời sống thiêng liêng và công đoàn giáo xứ. Tất cả những điều này không phải vì coi thường hay thù nghịch với Tin Mừng, nhưng chỉ vì quá bận bịu với công ăn việc làm.

b. Hưởng thụ thú vui, nhất là thú vui giới tính

Các hình thức hưởng thụ thú vui, nhất là thú vui giới tính tràn lan rộng rãi khắp nơi, nhất là qua phim ảnh và internet, đang khơi lên bầu khí hưởng thụ. Tại Việt Nam cũng như tại hầu hết các nước bên châu Á, người ta thấy đang hình thành một xã hội hướng về thú vui dục tình (sexually oriented society). Người ta tìm cách kích thích dục tính dưới nhiều hình thức và tạo ra nhiều cơ hội, chẳng hạn “Nhà Nghỉ Trọ”, để các bạn trẻ có thể hưởng thụ thú vui, nhất là thú vui dục tính. Hiện tượng tự sướng, hôn nhân thử, thuốc ngừa thai nhân tạo, v.v. không thiếu nơi giới trẻ, nhất là tại các thành phố. Có lần trong cuộc gặp gỡ với nhóm sinh viên ở Hà Nội, một em xác định: “Giới trẻ, nhất là giới sinh viên chúng con, ít nữa 70% đều đã sống thử trước khi lập gia đình”. Đây không phải là một trích dẫn thống kê khoa học, nhưng là một nhận xét của các em sinh viên trong môi trường của mình. Từ bầu khí này, có những chủng sinh và tu sĩ, trong thời gian còn là sinh viên và một đôi trường hợp ngay cả khi đã vào hành trình ơn gọi dâng hiến, đã hẹn hò, dẫn “bạn gái”, “bạn trai” đi nhà nghỉ trọ và một vài trường hợp còn phạm tội ác phá thai.

c. Não trạng tục hóa

Hiện tượng tục hóa thực ra rất trầm trọng vì không những chỉ biểu hiện như một sức mạnh quyến rũ, lôi cuốn, mà còn thay đổi cả một cách suy nghĩ và cách suy nghĩ đó dẫn đến một nếp sống mới. Như những tỉ dụ, xin đơn cử hai thay đổi về não trạng.

Não trạng tục hóa thứ nhất liên quan đến việc hưởng thụ thú vui, nhất là thú vui giới tính. Người ta có thể nói đến não trạng và nếp sống “phản Thánh Giá”. Trước kia, khi thấy một tu sĩ mặc áo đen đi dưới bầu trời nóng bức, người ta cảm phục và khen ngợi tinh thần hy sinh của vị tu sĩ, ngày nay người ta chê là dại dột. Nhiều cách suy nghĩ thịnh hành tại các môi trường bên Âu Mỹ đã bắt đầu thấm nhập vào Việt Nam, theo đó, hưởng thụ giới tính được coi là quyền lợi, giới hạn hay cấm đoán là bất nhân, không hưởng thụ (linh mục, tu sĩ không lập gia đình) là bất thường. Có nhiều ý tưởng liên quan đến hưởng thụ nói chung, hưởng thụ giới tính nói riêng rất phổ biến trong giới sinh viên mà không ít ứng sinh linh mục và tu sĩ mang theo khi vào nhà dòng hay chủng viện. Chẳng hạn ý tưởng cho giới tính là thiết yếu cho con người. Ý tưởng này đã ru ngủ biết bao sinh viên trong việc chạy theo thú vui dục tính, chẳng hạn, hùn tiền nhau để xem mọi sự của một cô gái, ăn ở với nhau trước hay ngoài hôn nhân, tự sướng, v.v.

Những luồng tư tưởng này đã làm thay đổi cả một não trạng. Giới răn, luật lệ bị bỏ ngoài tai, coi như không hợp thời, các cha giáo nói đến những luật lệ sẽ bị coi là lạc hậu. Việc huấn luyện không thể dựa trên luật lệ chế tài, nhưng phải có khả năng đi vào chiều sâu của não trạng và khai sáng các tư tưởng lệch lạc.

Não trạng tục hóa thứ hai là tâm thức khoa học kỹ thuật lượng định giá trị dựa trên hiệu quả chứ không trên đức tính và tinh thần. Theo tâm thức này, người ta không quan tâm nhiều đến ý nghĩa và mục đích, nhưng đến hiệu quả, lợi lộc. Cách suy nghĩ khoa học kỹ thuật có thể được cắt nghĩa qua nhận xét của Jean Paul Rouleau về thái độ của người Công giáo trước vấn đề ngừa thai nhân tạo: “Trước kia, cha mẹ chúng ta tôn trọng luật tự nhiên trong việc truyền sinh. Tại sao? Tại vì, theo cách suy nghĩ của các ngài về thiên nhiên thì vũ trụ là công trình của Thiên Chúa, là hình ảnh của Ngài. Thiên Chúa hiện diện trong tác động truyền sinh. Đó là ý tưởng chủ động của thời cha mẹ chúng ta. Bây giờ, hành động và tất cả quá trình hình thành một em bé không có tính cách mầu nhiệm nữa vì người ta hiểu biết việc thụ thai và sự tiến triển của một bào thai… Ngày nay người ta điều khiển các hiện tượng tự nhiên của thiên nhiên, người ta không thể hiểu được vì sao lại phải chịu đựng cách thụ động thiên nhiên trong việc thụ thai. Do đó, người ta chấp nhận dùng các thuốc ngừa thai nhân tạo, được coi là những hoa trái bình thường của trí tuệ con người trên thiên nhiên. Thiên Chúa đã bảo nguyên tổ loài người: ‘Hãy làm chủ thiên nhiên’. Đây chính là điều loài người đang thực hiện nhờ các dụng cụ tân tiến. Tại sao người ta lại không được sử dụng những khám phá của trí tuệ con người? Đó là cách suy nghĩ của người thời đại và chính từ cách suy nghĩ này mà nhiều giáo hữu Công giáo vẫn tiếp tục sử dụng những cách thức ngừa thai nhân tạo cho dù Đức Thánh Cha đã công bố cả một thông điệp cấm cản. Người Công giáo hôm nay suy nghĩ theo luận lý khoa học kỹ thuật và đối với họ, khó có thể cấm đoán một hành động hợp lý theo luận lý này nhân danh một luận lý khác, luận lý biểu tượng.”[38]

d. Kinh nghiệm nguồn gốc tục hóa bêu Âu Mỹ

Trong việc huấn luyện chủng sinh tại Việt Nam, có một yếu tố tục hóa của Âu Mỹ, tuy chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng cần phải nhìn trước, rút kinh nghiệm để tránh. Đó là kinh nghiệm tục hóa với tính cách thù địch và chống đối Giáo Hội và chính Thiên Chúa. Một câu hỏi có thể đặt ra: Tại sao các triết gia nhất là Pierre-Joseph Proudhon, sau đó biến thành một trào lưu quần chúng, lại có những câu quyết liệt chống đối Thiên Chúa và loại trừ tôn giáo ra khỏi xã hội như thế?

Câu trả lời có lẽ có thể tìm được qua nhận xét của Bernard Voyenne về Pierre-Joseph Proudhon: “Được sinh ra trong một gia đình mà sự nghèo đói không chừa một lỗ hở, cậu Pierre Joseph Proudhon đã là một chàng trẻ Công giáo như phần lớn chàng trẻ đương thời đến khi được 15 tuổi. Nếu chàng có mất đức tin thì cũng chỉ vì bị xúc phạm thấy hàng giáo sĩ Công giáo tỏ ra thiếu quan tâm và lãnh đạm với hoàn cảnh cơ cực của người nghèo.”[39]

Lời nhận xét của Bernard Voyenne chắc chắn phải là một lời cảnh báo cho việc huấn luyện chủng sinh tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh có quá nhiều nhu cầu xây dựng cơ sở sau một thời gian dài bị cấm cản và vì các nhu cầu cộng đoàn mỗi ngày mỗi gia tăng.

3. VIỆC HUẤN LUYỆN: NHỮNG YẾU TỐ CĂN BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Về những yếu tố căn bản và phương pháp huấn luyện tại chủng viện, trên nguyên tắc đã có những chỉ dẫn nền tảng trong các văn kiện của Tòa Thánh về chủng viện và riêng tại Việt Nam còn có cuốn “Đào Tạo Linh Mục. Định hướng và Chỉ dẫn” do UB.GSCS biên soạn, được HĐGM/VN phê chuẩn và xuất bản. Những yếu tố và phương pháp gọi là căn bản ở đây là trong tương quan với hiện tượng tục hóa. Trào lưu tục hóa là một hiện tượng hết sức phức tạp trong nguồn gốc cũng như cách thức thể hiện, nên các yếu tố huấn luyện cũng phải đa dạng. Ở đây, chúng ta chỉ nói đến những yếu tố có thể được coi là tối quan trọng.

a. Những yếu tố căn bản trong việc huấn luyện

■ Say mến Chúa Giêsu

Hiện tượng tục hóa biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tất cả đều có chung hai đặc tính chính yếu, đó là sức mạnh quyến rũ và lôi cuốn mà nhiều người dùng thêm tĩnh tự “vũ bão” để diễn tả sức mạnh khó kháng cự của nó và những ý tưởng mới lạ, hỗn độn, nửa hư nửa thực, gây hoang mang và rối loạn. Cần có thêm một nhận xét về vấn đề ý tưởng trong trào lưu tục hóa, vì trong khi sức mạnh “vũ bão” của các quyến rũ, ai cũng thấy, nhưng ít ai để ý đến những khó khăn của ý tưởng.

Trong thế giới hôm nay, các tư tưởng, kể cả tư tưởng thần học, mục vụ và tu đức nhiều vô kể và rất hỗn độn. Vấn đề lớn của thần học hôm nay không phải là thiếu tư tưởng, thiếu sách thần học, nhưng là khả năng phân định và hòa hợp được các luồng tư tưởng khác nhau, có khi đối kháng nhau, thành một thực tại an hòa hợp nhất. Cả trong việc huấn luyện tại chủng viện, đây cũng là một vấn đề lớn. Nói về việc huấn luyện tại chủng viện, ai cũng nói là cần phải có 4 chiều kích: nhân bản, thiêng liêng, trí thức và mục vụ. Sau đó, người ta kê khai cơ man là yếu tố cho mỗi chiều kích và hài lòng. Tuy nhiên, việc huấn luyện vẫn không thực hiện được, vì có một vấn đề lớn nằm ẩn nấp ở bên dưới. Vấn đề đó là tính cách vụn vặt, chắp vá của các yếu tố, không sao nối kết và qui tụ chúng lại được. Mỗi người kê khai và hiểu các yếu tố theo kinh nghiệm sống riêng, theo môi trường đào tạo mình đã hấp thụ, theo tư tưởng thần học và mục vụ thời trang mà mình theo… Mỗi người nhấn mạnh một điểm, hiểu một cách. Đó là chưa nói đến những cái khác có tính cách mâu thuẫn và kình địch nhau. Đây là vấn đề lớn trong việc hình thành nhân cách của người thanh niên trong xã hội hôm nay. Đây cũng có thể là một vấn đề của việc huấn luyện chủng viện hôm nay.

Thực tại tục hóa này chỉ có thể được hóa giải bởi một thực tại khác cũng có hai đặc tính là sức mạnh và ý tưởng, nhưng phải mạnh hơn để có thể lôi cuốn người chủng sinh khỏi mãnh lực của các sức mạnh quyến rũ khác và là nguồn ánh sáng có sức chiếu soi và quy tụ các tư tưởng.

Chính Chúa Giêsu là thực tại này, có khả năng hóa giải thực tại tục hóa. Chỉ Ngài mới có khả năng khắc phục ảnh hưởng của hiện tượng tục hóa. Chỉ Ngài mới dám đòi người môn đệ từ bỏ tất cả vì Ngài (Lc 14,25–27) và có sức mạnh giúp cho người môn đệ bỏ được tất cả. Ngài là sức mạnh vô địch, mạnh hơn mọi sức mạnh. Chỉ Ngài mới là ánh sáng có sức chiếu soi mọi nghi nan, tăm tối. Vì vậy, điều thiết yếu, không thể thiếu trong việc huấn luyện ở chủng viện, nhất là trong bối cảnh của trào lưu tục hóa là phải dẫn dắt chủng sinh gặp gỡ Chúa Giêsu và khám phá ra tình yêu mật thiết của Ngài. Mục đích của việc huấn luyện trong Chủng viện là huấn luyện con người trong mọi chiều kích, giúp các chủng sinh biến đổi từ một thanh niên thành một môn đệ của Chúa trong ơn gọi linh mục, say mê Ngài, hạnh phúc vì được là linh mục của Ngài và hăng say phục vụ Ngài. Việc học hỏi thần học, trau dồi các khả năng kỹ thuật và tuân giữ các luật lệ phải nhắm đến việc dẫn đưa chủng sinh vào tương quan cá vị thân tình với Chúa Giêsu.

Ở đây có một vấn đề lớn có thể được giải thích qua giáo huấn của Đức Thánh Cha Phaolô VI, trong Tông huấn “Evangelii Nuntiandi”. Khi nói về việc dạy giáo lý, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã dạy là việc này có ba nhiệm vụ: trình bày giáo lý Đức Tin cách có hệ thống, dẫn đưa người tín hữu vào cuộc gặp gỡ cá vị và thân tình với Đấng được trình bày trong giáo lý và, sau cùng, dẫn người tín hữu đến một nếp sống như hệ luận cần thiết của Tin Mừng đã được trình bày trong phần giáo huấn (EN 44).

Trong thực tế, rất nhiều khi việc dạy giáo lý chỉ dừng lại ở điểm thứ nhất, tức là trình bày giáo lý cách có hệ thống, còn yếu tố thứ hai và thứ ba thì bị bỏ rơi. Đôi khi hai yếu tố thứ hai và thứ ba cũng được nói đến, nhưng không liên hệ với yếu tố thứ nhất và cũng không liên hệ với nhau, nên các điều học hỏi chỉ là lý thuyết rời rạc và trừu tượng, không đem sức sống. Chúng chỉ tốt để thi lấy điểm khen. Điều này cũng có thể xảy ra trong việc huấn luyện tại chủng viện. Bao nhiêu công sức, nhưng cuối cùng cũng chỉ là giữ mấy khoản luật và học lý thuyết về Chúa. Còn Đấng mà mình nói là đã gọi mình thì chưa gặp nên cũng chẳng biết Ngài là ai. Có chăng là biết được những lý thuyết về Ngài.

■ Thanh thoát theo tinh thần ba lời khuyên Phúc âm và hạnh phúc giới thiệu Chúa cho tha nhân

Lòng say mến Chúa Giêsu gắn liền với khả năng hy sinh và từ bỏ tất cả vì lòng yêu mến Ngài. Tuy việc hy sinh và từ bỏ có gây ra đau đớn ở bình diện cảm xúc, nhưng trong tinh thần lại làm phát sinh ra niềm vui và lòng ao ước được chia sẻ niềm vui đó với mọi người. Thực tại thiêng liêng này có thể được giải thích qua tâm tình của thánh Phaolô: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.” (Pl 3,7–9); “Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do– thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.” (1Co 1,22–24).

Hành trình huấn luyện tiến tới tâm tình thanh thoát, hạnh phúc và hăng say tông đồ là hành trình luyện tập theo tinh thần ba lời khuyên Phúc âm: Khiết tịnh, Khó nghèo và Vâng phục. Người ta thường đồng hóa ba lời khuyên Phúc âm với ba Lời Khấn Dòng nên có khi bị bỏ rơi trong việc huấn luyện ứng sinh linh mục triều trong các chủng viện. Ba lời khuyên Phúc âm là ba hành trình tu luyện thiết yếu cho việc say mến Chúa Giêsu: thanh thoát khỏi tất cả để tâm hồn có thể vươn lên tới Chúa Giêsu trong tình yêu giao ước. Lời khuyên Khiết Tịnh giúp thanh luyện tình cảm để yêu mà không dính để tìm thấy hạnh phúc trong tình yêu của Chúa và có khả năng thương yêu mọi người, nhất là những ai bị quên lãng. Lời khuyên Khó nghèo giúp thanh luyện mối tương quan với tiền bạc, của cải để chỉ nhận Chúa làm gia nghiệp. Lời khuyên Vâng phục giúp tu luyện để được thanh thoát trước chính mình, khỏi những tính toán tư lợi, tham vọng, danh giá, để chỉ tìm và làm theo ý Chúa diễn tả qua nhiều cách, đặc biệt qua các bề trên.

Điều quan trọng là phải huấn luyện cho cõi lòng được thanh thoát và trong bối cảnh của hiện tượng tục hóa, việc tu luyện phải áp dụng cụ thể với những trào lưu tục hóa như liên hệ nam nữ, việc sở hữu và sử dụng những phương tiện tân tiến, những sở thích, những tiện nghi, v.v.

Trong bối cảnh của trào lưu tục hóa, việc huấn luyện trong chủng viện phải để ý đặc biệt đến các phương tiện tân tiến về di chuyển và truyền thông. Đây là những phương tiện có thể làm cho cuộc sống thêm phong phú và giúp ích rất nhiều cho việc tông đồ. Giáo Hội nhìn các phương tiện truyền thông cách rất tích cực và chính ĐTC chân phước Gioan Phaolô II và ĐTC Bênêđictô XVI đã nhiều lần mời gọi các linh mục, tu sĩ cũng như các tông đồ giáo dân phải biết sử dụng các phương tiện truyền thông, như internet, CD, DVD…, để loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, các phương tiện di chuyển và truyền thông có một sức thôi miên, dẫn đến đam mê, làm bại hoại tâm hồn. Thay vì sử dụng chúng như dụng cụ để xây đắp cuộc đời và để loan báo Tin Mừng, nhiều người đã trở thành nô lệ cho chúng, làm cho cuộc sống trở nên mệt mỏi và trống rỗng. Do đó, cần phải luyện tập cho lòng được thanh thoát và tự do để có thể sử dụng chúng một cách tích cực, như những phương tiện để rao giảng Tin Mừng và làm ích cho tha nhân.

Một số yếu tố cần được lưu ý trong hành trình luyện tập:

a) Sức mạnh của các phương tiện tân tiến và sự yếu đuối của ý chí: cần phải ý thức là các phương tiện tân tiến này có một sức hấp dẫn và lôi cuốn mãnh liệt hoặc vì chính chúng đã có sức lôi cuốn, hoặc vì chúng cung cấp những điều có sức lôi cuốn, trong khi ý chí của con người lại rất yếu đuối.

b) Cạm bẫy:các phương tiện tân tiến chỉ là những phương tiện hay dụng cụ, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều khi chúng được coi như biểu hiện của sự văn minh tiến bộ và được coi như thước đo lường giá trị của một người. Do đó, người ta hãnh diện vì có những dụng cụ tân tiến, hay bị mặc cảm khi không có chúng hay chỉ có thứ ít chức năng.

c) Viễn tượng huấn luyện:

  • Lý do và nguồn lực: lý do căn bản cần phải luyện tập cho lòng được thanh thoát khỏi tất cả, trong đó có các phương tiện tân tiến, là để “chọn lựa chỉ một Chúa Giêsu” với tất cả lòng say mến và phó thác. Đây cũng chính là nền tảng và là nguồn lực của tất cả hành trình tu luyện. Vì vậy, việc tu luyện phải được xây đắp trên đời sống cầu nguyện, sống thân tình, mật thiết với Chúa Giêsu: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Chúa Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Chúa Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Chúa Kitô và được kết hợp với Người.” (Pl 3,7–9).
  • Lý tưởngcuộc luyện tập nhằm mục đích giúp người chủng sinh làm chủ chính mình để khi không còn kỷ luật chủng viện và không có ai bên cạnh, vẫn có khả năng quyết định chỉ sử dụng chúng khi cần và chỉ sở hữu các phương tiện ở mức độ cần thiết theo tinh thần khó nghèo của Lời khuyên Phúc âm.
  • Tự luyệnhành trình luyện tập cốt yếu là việc tự luyện, theo nghĩa là mỗi người phải ý thức về tầm quan trọng của sự tự làm chủ được mình trong tương quan với những phương tiện tân tiến này và ra sức luyện tập. Các cha phụ trách chỉ có thể hướng dẫn và trợ lực chứ không thể thay thế. Vì vậy, việc luyện tập có 3 yếu tố bổ túc lẫn nhau: Đời sống cầu nguyện thiết nghĩa với Chúa Giêsu; Cố gắng liên lỉ: “Thua keo này, bày keo khác”; Cởi mở lắng nghe và trao đổi với các cha, nhất là cha linh hướng và cha đồng hành trong các giờ huấn đức và những lần gặp gỡ đối thoại.
  • Quy luật (trợ lực bên ngoài cho sự yếu đuối): Để trợ lực cho những lúc yếu đuối, cần phải có những Quy luật. Ngoài những Quy luật chung, mỗi người phải tự biết mình để, nếu cần, đưa ra những Quy luật riêng cho chính mình, sau khi đã bàn hỏi với Cha linh hướng.

■ Gây bầu khí dâng hiến trong chủng viện

Những vấn đề tục hóa đã được điểm mặt trên đây là những dấu nhấn trong môi trường chung và là những hướng phát triển của cuộc sống trong xã hội. Nếu giới hạn trong môi trường Giáo Hội Công giáo, người ta sẽ thấy những biểu hiện tục hóa tương đối còn giới hạn nhiều. Lý do của thực tại này là bầu khí chung của các gia đình và giáo xứ còn khá trong sạch và đạo hạnh, tuy có sút kém nếu so sánh với môi trường giáo xứ và gia đình trong những thập niên trước. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của bầu khí trong việc huấn luyện ở chủng viện.

Việc huấn luyện được thực hiện không chỉ qua những chương trình, Quy luật và các giờ huấn đức, dạy dỗ, nhưng còn qua bầu khí trong chủng viện. Việc giảng dạy, huấn đức có hạn và nhiều khi vẫn còn trừu tượng, còn “bầu khí” thì tất cả cùng hít thở ngày đêm. Vì thế, để gìn giữ các chủng sinh khỏi bị ô nhiễm bởi trào lưu tục hóa, chủng viện cần tạo được môi trường linh thiêng: Thánh thiện, trầm lắng trong tình say mến Chúa Giêsu; Gia đình: thương yêu, hiệp nhất, cộng tác, tha thứ, trân trọng lẫn nhau; Luyện tập: nhận diện thực tại của lòng mình và sức mạnh quyến rũ của xã hội để phấn đấu; Tinh thần tông đồ truyền giáo: thao thức, băn khoăn về trách nhiệm mục vụ sẽ được Chúa trao phó, qua Bề trên.

■ Lòng thương người, nhất là những người nghèo đói và bệnh tật

Trào lưu tục hóa, trong kinh nghiệm của các nước Âu Mỹ, mang tính cách thù nghịch đối với Thiên Chúa và với Giáo Hội đã bắt nguồn từ sự thờ ơ, lãnh đạm của Giáo Hội đối với người nghèo đói. Nhưng theo khuynh hướng tục hóa, nhất là tại Việt Nam, người ta đua nhau tìm kiếm của cải, tiền bạc; lấy dụng cụ tân tiến (xe hơi, xe máy, điện thoại di động và các máy móc đủ loại) làm thước đo sự văn minh tiến bộ và làm giá trị để khoe khoang, hãnh diện. Tuy nhiên, trong truyền thống sống đạo của Giáo Hội, lòng bác ái đối với người nghèo đói, cô nhi, quả phụ và người đau yếu bệnh tật luôn là một đặc tính của đức ái kitô. Từ những kinh nghiệm và nhận xét nói trên, việc huấn luyện tại chủng viện cần để ý đặc biệt đến việc hướng dẫn chủng sinh luyện tập lòng thương yêu người nghèo với tinh thần của ba lời khuyên Phúc âm.

Trong bối cảnh tôn giáo và xã hội tại Việt Nam, việc huấn luyện lòng thương yêu người nghèo phải để ý đến bốn khía cạnh:

– Sau nhiều năm gặp khó khăn trong việc tạo môi trường sinh hoạt cho đời sống đạo tại giáo xứ và trong hoàn cảnh hiện tại của việc di dời ồ ạt của dân chúng do nhu cầu công ăn việc làm (di dân), nhiều giáo xứ cần phải sửa chữa hoặc xây dựng thêm cơ sở vật chất mong đáp ứng nhu cầu của đời sống đạo của giáo dân. Trong hoàn cảnh này, mục tử cũng như giáo dân đều dồn nỗ lực vào công việc xây dựng cơ sở vật chất đến độ quên lãng hay coi nhẹ việc thực thi bác ái đối với người nghèo. Việc huấn luyện trong chủng viện phải gây ý thức, mà hơn nữa, có khi còn phải thay đổi não trạng mục vụ của chủng sinh. Lòng bác ái cụ thể đối với người nghèo cũng là một đòi hỏi của Đức Tin, cần phải được thi hành song song với việc tạo dựng cơ sở vật chất cho việc thờ phượng. Vì vậy, không thể để cho nhu cầu xây dựng cơ sở thờ phượng và sinh hoạt cộng đoàn đưa đến sự thờ ơ đối với người nghèo. Thực ra, trong sứ mệnh mục tử, có bốn nhu cầu mục vụ cần phải được thực hiện: Thờ phượng (phụng vụ, bí tích, kinh nguyện, …), giáo dục Đức Tin Dân Chúa (giáo lý, thần học), truyền giáo (rao giảng và làm chứng Tin Mừng trước mặt anh chị em lương dân), bác ái đối với người nghèo, bệnh nhân. Bốn nhu cầu mục vụ này cần phải được thực hiện cách hài hòa, tuy có khi vì hoàn cảnh, cần phải có những dấu nhấn khác nhau.

– Tính cách toàn diện của tình thương yêu người nghèo: lòng bác ái đối với người nghèo không thể giới hạn trong việc tổ chức cứu trợ. Theo kinh nghiệm, lòng bác ái diễn tả qua việc giúp đỡ vật chất không luôn luôn xây đắp cuộc đời người được giúp đỡ. Về tính cách hàm hồ của đức bác ái diễn tả qua việc phân phát đồ cứu trợ, cha Jacques Dournes có kể lại một kinh nghiệm truyền giáo của ngài giữa dân tộc Jrai (Việt Nam): “Tình yêu đích thực đối với người nghèo sẽ biết phải đòi hỏi họ một cử chỉ bác ái và nhiều người nghèo chỉ cần có cái đó để trở nên giàu có. Khi tôi cho họ chăn mùng, tôi chỉ thấy họ trở nên ganh tị và bất mãn. Nhưng khi tôi giảng về hy sinh, tôi thấy đôi mắt họ rực sáng và tôi thấy có những người khóc khi tôi đọc chuyện Thương Khó của Chúa.”[40]

– Điều cốt tủy trong tình thương yêu người nghèo là chính người làm việc bác ái: sự hàm hồ không chỉ diễn ra nơi những người đón nhận sự giúp đỡ, mà chính ngay tại lòng người phân phát sự giúp đỡ. Đức Thánh Cha Bênêđictô xác định trong phần nhập đề của tự sắc “Bản chất thâm sâu của Hội Thánh” (Intima Ecclesiae Natura) về cơ cấu tổ chức bác ái trong Hội Thánh là “hoạt động thực tiễn sẽ chẳng đem lại hiệu quả gì nếu nó không tỏ lộ tình yêu đối với con người, một tình yêu được nuôi dưỡng nhờ gặp gỡ Đức Kitô”. Như vậy là Tự sắc đã đưa chúng ta từ bình diện nổi của việc làm vào bình diện chìm của lòng người.

Để thấy rõ vấn đề, chúng ta có thể trích lại đây đoạn sách Tin Mừng thánh Matthêu: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?’ Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (Mt 7,21–23). Lời trách mắng của Chúa nói lên tất cả tính cách trầm trọng của vấn đề. Chúa quở trách rất nặng nề những người, nói cho cùng, đã làm những điều thiện, điều tốt có ích cho tha nhân. Tại sao vậy? Lý do là “Ta chưa hề biết các ngươi”, có nghĩa là họ đã lấy danh nghĩa Chúa để phục vụ chính mình, đã dùng công việc của Chúa để thực hiện một chương trình nhân loại, một tham vọng cá nhân. Lý do rất đơn giản, nhưng lại là cái cốt tủy của tất cả công việc phục vụ bác ái. Làm việc tốt, nhưng phải làm với cái lòng tốt nữa mới được. Ý tưởng trên có thể tìm thấy trong lời của ĐTC Phanxicô mới nói trong Nhà thờ Chính tòa Cagliari (Italia) ngày 22 tháng 9 năm 2013 vừa qua: “Một số người muốn làm nổi bật những việc làm tốt của họ. Họ liên tục nói về người nghèo, nhưng sau đó họ lại sử dụng những người túng thiếu này để làm lợi cho cá nhân mình. Tôi biết đó là việc người ta thường làm, nhưng phải nói ngay rằng điều đó không tốt. Đó chắc chắn không phải là ý Chúa Giêsu muốn. Tôi sẽ đi xa hơn nữa và nói đó là một tội lỗi. Một tội lỗi nghiêm trọng. Đó là việc lợi dụng những người nghèo, những người về bản chất là xác thịt của Chúa Giêsu, để trang điểm cho chính mình. Đây là một tội lỗi nghiêm trọng!”

– Nếp sống đơn sơ, thanh bần: lòng thương yêu đối với người nghèo cần được diễn tả thành nếp sống thanh bần, đơn sơ về nhà cửa, đồ dùng, quần áo, lễ lạt, du ngoạn, nghỉ ngơi… Ai có lòng thương người nghèo (nghèo đói, cô nhi quả phụ, đau yếu bệnh tật, người già cô đơn…) sẽ chấp nhận hy sinh những nhu cầu riêng, từ khước những cách tiêu xài phung phí hay không cần thiết để có thêm phương tiện giúp đỡ người nghèo đủ loại nói trên.

b. Phương pháp huấn luyện

Điểm sau cùng cần nói đến là phương pháp cần áp dụng trong việc huấn luyện liên quan đến hiện tượng tục hóa.

Trong việc huấn luyện, người ta thường áp dụng một trong hai phương pháp:

– Đưa ra những luật lệ rõ ràng, chi tiết và kiểm soát kỹ càng để mọi khoản luật được triệt để thi hành.

– Trình bày cho biết những Quy luật thiết yếu và sau đó, để mỗi người tự do thực hiện vì “mỗi người đã trưởng thành, biết mình phải làm gì”. Ai không tuân giữ thì sẽ phải chịu trách nhiệm.

Hai phương pháp trên đây xem ra không đáp ứng nhu cầu của việc huấn luyện trong chủng viện nói chung, đặc biệt trong tương quan với trào lưu tục hóa nói riêng. Phương pháp huấn luyện cần đáp ứng hai nhu cầu là soi sáng tâm trí trong nghi nan và trợ lực ý chí trong yếu đuối. Phương pháp thứ nhất đưa ra những Quy luật và kiểm soát để bắt giữ luật cho nghiêm túc, tự nó không có sức soi sáng tâm trí và cũng chưa chắc đã hỗ trợ trong yếu đuối, nếu đương sự giữ chỉ vì sợ, hay nói theo tiếng thời đại: “nín thở qua sông”. Phương pháp thứ hai là cắt nghĩa luật rồi để tùy mỗi người làm sao thì làm, để mỗi người tự do giữ luật và chịu trách nhiệm. Làm như thế là không biết đến sự dòn mỏng và yếu đuối của bản tính con người và mới chỉ có “huấn” mà chưa có “luyện”, mà có lẽ cũng chưa có “huấn”, bởi vì mới chỉ cắt nghĩa nguyên tắc trừu tượng.

Phương pháp huấn luyện cần được áp dụng là: GÂY Ý THỨC, GẦN GŨI ĐỂ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ, NÂNG ĐỠ, KHÍCH LỆ VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG để mỗi chủng sinh hiểu và dấn thân luyện tập, nhắm biến đổi con người của mình và tạo nên được một nếp sống phù hợp với Tin Mừng và với ơn gọi Linh mục.

Phương pháp này đòi phải có những điều kiện thiết yếu sau đây:

■ Mỗi chủng sinh

– Chọn lựa rõ ràng về ơn gọi và chân thành chấp nhận mọi đòi hỏi của ơn gọi.

– Biết mình với những đức tính cũng như yếu đuối và tật xấu để luyện tập nhằm biến đổi con người của mình.

– Sống nội tâm sâu xa để nghe tiếng Chúa và múc nguồn sức mạnh từ Chúa.

– Cởi mở và tin tưởng đối với các cha linh hướng, đồng hành: trình bày những khó khăn, những nghi nan,… để xin soi sáng, giúp đỡ.

■ Cha linh hướng, đồng hành

– Ngoài tình yêu đối với Chúa, với Giáo Hội và với ơn gọi linh mục, cần phải có tình yêu đối với các chủng sinh, đặc biệt đối với các chủng sinh trực tiếp chịu trách nhiệm đồng hành.

– Tình yêu đối với mỗi chủng sinh đòi khả năng kiên nhẫn, cương quyết hòa lẫn với lòng bao dung, thương mến.

– Khơi lên lòng tin tưởng và cởi mở nơi các chủng sinh để các chủng sinh không lo sợ khi yếu đuối sai lỗi, hơn nữa còn dám tỏ lộ con người thật của mình ra. Nhờ vậy, cha đồng hành sẽ hiểu được thực tại của chủng sinh để hướng dẫn và trợ giúp.

■ Sự trợ lực của anh em

Cha linh hướng và cha đồng hành có gần gũi cách mấy cũng không biết hết được lòng người chủng sinh. Chỉ có anh em chủng sinh sống với nhau, sinh hoạt và chịu trách nhiệm chung mới biết nhau. Vì vậy, cần khích lệ các chủng sinh gây được tình bạn chân thành, có thể nói với nhau sự thật để giúp đỡ nhau. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là điều này phải hoàn toàn tự nguyện và tự do.

THAY KẾT LUẬN

Nói đến đây đã dài, nhưng cũng vẫn thấy còn nhiều điều phải nói nên không kết luận được. Những điều còn cần phải bàn thêm trong việc huấn luyện tại chủng viện là, chẳng hạn, não trạng thực dụng, não trạng tạm thời, não trạng hạnh phúc, huấn luyện ý chí giòn mỏng, v.v…

Để chấm hết, có lẽ một câu nói của François Abelais có thể là một gợi ý cho những suy nghĩ tiếp: “Con nít không phải là một cái chậu để đổ đầy, nhưng là một ngọn lửa phải khơi cho cháy bùng lên”. Có lẽ đây là điểm chính yếu trong nghệ thuật huấn luyện hôm nay: khơi lên trong tâm hồn các chủng sinh lòng hăng say, nhiệt thành theo Chúa Giêsu đến độ sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi, mất tất cả chỉ vì Chúa Giêsu: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.” (Pl 3,7–9) Với tinh thần này, người chủng sinh sẽ sẵn sàng chấp nhận từ bỏ tất cả và có khả năng thắng lướt các cám dỗ và cạm bẫy của trào lưu tục hóa để theo Chúa và truyền đạt niềm vui của Chúa cho tha nhân.

_________

[1] ĐTC Bênêđictô XVI, Tự sắc Ubicumque et semper thiết lập Hội đồng Giáo hoàng cổ võ tân Phúc âm hóa, 21.9.2010.

[2] Raniero Cantalamessa, La risposta cristiana al secolarismo. Seconda predica di Avvento, 10 dicembre 2010, in www.cantalamessa. org.

[3] Loredana Sciolla, Secolarizzazione, in Enciclopedia delle scienze sociali, x. www.Treccani.it (L’Enciclopedia Italiana).

[4] “L’Union est fondée sur les valeurs de respect de la dignité humaine, de liberté, de démocratie, d’égalité, de l’État de droit, ainsi que de respect des droits de l’homme, y compris des droits des personnes appartenant à des minorités. Ces valeurs sont communes aux États membres dans une société caractérisée par le pluralisme, la non– discrimination, la tolérance, la justice, la solidarité et l’égalité entre les femmes et les hommes.” (Constitution de l’EU, Part I, Titre I, Article I–2).

[5] “Suit Against God Thrown Out Over Lack of Address”, Associated Press as published on yahoo.com, 15 October 2008, x. Wikipedia, the free encyclopedia: Lawsuits against God.

[6] x. Wikipedia, the free encyclopedia: Lawsuits against God.

[7] Stefano Gennarini, J.D., Vatican Blasts UN Committee That Asks Church To Change Teaching on Abortion and Homosexuality, in C–FAM.ORG (Catholic Family & Human Right Institute), 5 Feb. 2014.

[8] FEMEN activist on sawing down memorial cross | Ukraine — by Interfax–Ukraine.

[9] www.vatican.va

[10] https://www.lovethispic.com/image/140080/jesus-competes-in-ski-jumps

[11] http://protectthepope.com/

[12] Wikipedia, the free encyclopedia, Catholics for Choice.

[13] Ibidem.

[14] Wikipedia, the free encyclopedia, Leadership Conference of Women Religious.

[15] Congregation for the Doctrine of the Faith, Notification on the book “Just Love. A Framework for Christian Sexual Ethics” by Sr. Margaret A. Farley, RSM, 30 March 2012.

[16] Pierre-Joseph Proudhon, Système des contradictions économiques ou Philosophie de la misère, Version électronique préparée par Jean-Marie Tremblay, trg. 98–99.

[17] Pierre-Joseph Proudhon, Les causes de l’oppression, Textes choisis par Jacques Muglioni, trg. 17, http://pages.infinit.net/sociojmt.

[18] Rosa Alberoni, La cacciata di Cristo, Rizzoli, 2006, trg 7.

[19] X. Giovanni Paolo II, Memoria e identità, Rizzoli, Milano 2005, trg 21.

[20] X. Rosa Alberoni, Sđd, trg 12–13.

[21] Causes de la Révolution française, Wikipedia, the free encyclopedia.

[22] David Allyn, Make Love, Not War: The Sexual Revolution: An Unfettered History, Brown and Company, Little, 2000.

[23] ĐTC Phaolô VI, OA, 10. OA = Octogesima Adveniens là Tông thư được ĐTC Phaolô VI ban hành năm 1971, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Thông điệp Rerum Novarum của ĐTC Leo XIII.

[24] ĐTC Phaolô VI, OA, 12.

[25] Loredana Sciolla, Secolarizzazione, in www.Trecani.it, Enciclopedia italiana.

[26] Annuarium Statisticum Ecclesiae, 2000, 2010 & 2013.

[27] CARA (Center for Applied Research in the Apostolate), 2300 Wisconsin Ave, NW, Suite 400, Washington, DC 20007, (202) 687– 8080, [email protected].

[28] http://vietnam.ucanews.com/tag/khao–sat/

[29] Phần này lấy lại nhiều phân tích đã được trình bày trong hai bài viết đã được in trước đây: Joseph Dinh Duc Dao, Evangélisation et culture en Asie: problèmes et perspectives, in Omnis Terra, édition française, 33 (février 1994), trg. 71–81; Joseph Dinh Duc Dao, Modernization in Asia and the challenges of evangelization, in Omnis Terra, english edition, 31 (June 1997), trg. 222–230.

[30] x. Emile Poulat, Presente e Futuro dell’eredità modernista, in Gesù Cristo e le Culture nel mondo e nella storia, a cura di G. Langevin e R. Pirro, Cittadella Editrice, Assisi 1993, trg. 365.

[31] x. Asian Episcopal Conference (Manila, November 1970), in “Justice in the World”, Our Bishops Speak on Development and Human Promotion: THE BISHOPS OF ASIA, n. 10, Paper 4, Pontifical Commission Justice and Peace, trg. 6.

[32] x. Stephen Kim (Card.), A Vision of Asia. In Toward a new Age in Mission, International Congress on Mission, 2–7 December, 1979, Book three, Position Papers, TMC, Manila, 1981, trg. 151–152.

[33] x. Dick Wilson, Asia awakes, Weybright and Talley, New York, 1970, trg. 47.

[34] Emmanuel Pelaez, Opening Conference, in Susana José, The Asian Religious Sensibility and Christian Spirituality, vol. II, The University of the Philippines Press, p. 1006.

[35] x. Dick Wilson, Sđd., trg. 42.

[36] Điểm tựa có thể là chủ nghĩa cộng sản hay tư bản, tùy theo hình thức văn hóa và ý thức hệ được tiếp cận. Trong nhiều trường hợp, người ta dựa trên chủ nghĩa cộng sản chống lại phương Tây tư bản. Trong những trường hợp này, người ta chọn một văn hóa phương Tây chống lại một nền văn hóa khác cũng của phương Tây.

[37] x. Card. Simon Pimenta, Ethnic strife, rights violations among challenges facing Church, in “L’Osservatore Romano”, English edition, 13.8.1990, trg. 6.

[38] Jean Paul Rouleau, Cristianesimo e modernità: due logiche a confronto, in Gesù Cristo e le culture nel mondo e nella storia, a cura di G. Langevin e R. Pirro, Cittadella editrice, Assisi 1993, trg. 386–387.

[39] Bernard Voyenne, Proudhon et Dieu. Le combat d’un anarchiste, Cerf Histoire, 2004, Présentation.

[40] Jacques Dournes, God in Vietnam. A Christian Mission on the Plateaux of Vietnam, Geoffrey Chapman, London–Dublin–Melbourne 1966, trg. 49–50.

Trích Tập san Hiệp Thông / HĐGMVN, số 97 (tháng 11 & 12 năm 2016)

 

 

 

Comments are closed.