[event] Thánh Apôllinarê[/event]
[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Mt 12, 38-42 “]
Khi ấy, có mấy luật sĩ và biệt phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ”. Người trả lời: “Thế hệ hung ác gian dâm đòi một dấu lạ! Nhưng sẽ không cho dấu lạ nào, trừ dấu lạ tiên tri Giona. Cũng như xưa tiên tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày như vậy. Tới ngày phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó, vì họ đã nghe lời tiên tri Giona mà sám hối tội lỗi, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn Giona. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thuỳ trái đất đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn Salomon”.
[/loichua]
[loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]
Người cứng lòng là người cố chấp, ương ngạnh, cố tình đóng kín con tim, bịt tai che mắt trước chân lý Thiên Chúa mạc khải. Quả vậy trong hành trình rao giảng, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ nhãn tiền, tỏ tường trước sự chứng kiến của đám đông: Người đã chữa bệnh cho một người cùi, cho con gái ông Giarô chết sống lại, xua trừ ma quỷ, chữa người bại liệt trong ngày Sabbath… Thế nhưng các luật sĩ và biệt phái phủ nhận tất cả, muốn thấy Chúa làm một dấu lạ theo như ý họ. Đòi hỏi này chứng tỏ họ cứng lòng không tin các phép lạ trước đó. Tất cả những phép lạ Chúa Giêsu làm nhằm phục vụ cho ơn cứu độ, nghĩa là nhằm giúp người ta nhận ra chân tính đích thực của Chúa để tin, hoán cải và bước theo Người để được cứu độ. Trái lại những kinh sư và biệt phái xem kết án Chúa trong những lần Chúa làm phép lạ. Sự cứng lòng dẫn họ đến việc thử thách Chúa Giêsu, xem Chúa như là một công cụ để làm thỏa mãn lòng muốn ích kỷ của họ hơn là để hoán cải và tin vào chân tính đích thực của Đấng làm phép lạ. Chúa kết án sự cứng lòng của họ, Ngài không làm phép lạ để thỏa mãn sự tò mò của những cõi lòng chai lì, nhưng không vì thế mà Ngài để họ ôm lấy tội mình mà chết nhưng hướng họ đến dấu lạ cao cả nơi cuộc Vượt qua của Ngài để nhờ dấu lạ này họ được ơn hoán cải.
Thế giới ngày nay yêu chuộng khoa học thực nghiệm, tin vào những gì có thể nắm bắt, đụng chạm, kiểm chứng được hơn là những thực tại siêu hình. Trái lại, sống đức tin nghĩa là tin vào những gì không thấy để được thấy những điều chúng ta tin (thánh Augustino). Thực ra đức tin và khoa học chân chính không trái ngược nhưng luôn bổ túc nhau vì cả hai đều xuất phát và hướng về chân lý là chính Thiên Chúa. Là những Kitô hữu có đức tin, chúng ta được mời gọi sống đức tin bằng việc luôn nhìn mọi biến cố xảy đến như là những lời ngỏ từ Thiên Chúa Tình Yêu. Vì vậy, thái độ thử thách Thiên Chúa, chống đối kỉ luật Giáo hội, lười biếng không cố gắng trong các bổn phận…là những biểu hiện gần của sự cứng lòng. Tôi có đang sống đức tin trong cuộc sống của tôi không?
Lạy Chúa, sự cứng lòng là đà cản chúng con đến với Chúa. Tình trạng này chỉ có thể chấm dứt bằng thái độ ăn năn sám hối. Xin cho chúng con- những kẻ cứng lòng, tội lỗi biết hoán cải trở về với Chúa. Xin Thần Khí Chúa biến đổi quả tim chai đá khỏi thân mình chúng con và ban cho chúng con một quả tim bằng thịt để chúng con chỉ suy phục và tôn vinh Chúa trên hết mọi sự (X. Ez 36,26).
[/loichua]