1. Thân thể, linh hồn, tinh thần
Trong khi hầu hết các nghiên cứu lịch sử về thể thao thường mô tả thái độ của đạo Công giáo đối với thân thể như là một sự tiêu cực, nhưng trên thực tế, truyền thống thần học và linh đạo của Công giáo đã nhẫn mạnh rằng thế giới vật chất (và tất cả mọi sự hiện hữu) được Thiên Chúa dựng lên đều là tốt đẹp, và con người là sự thống nhất của thân thể, linh hồn và tinh thần. Thật vậy, các nhà thần học thời xưa và thời Trung cổ dành phần lớn thời gian của họ chỉ trích chủ thuyết ngộ đạo (Gnostics) và thuyết Manikê (Manicheans), chính vì những nhóm này liên kết thế giới vật chất và cơ thể con người với cái ác. Một trong những khiếu nại của các tác giả Kitô Giáo là thuyết Ngộ đạo và và thuyết Manikê không bao gồm Kinh Thánh Do Thái như một phần của sách Kinh Thánh Kitô giáo, và do đó không chấp nhận trình thuật trong sách Sáng thế đã mô tả Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người, và Thiên Chúa thấy mọi sự “rất tốt đẹp”. Ngược lại, các thuyết này đã xây dựng các trình thuật mang tính thần thoại phức tạp về nguồn gốc của thế giới vật chất, kết hợp nó với sự “sa ngã” hoặc với “nguyên lý sự ác”.
Đây là lý do tại sao họ coi thế giới vật chất và thân thể con người tự nó là đối kháng với những gì thực sự thuộc về linh thánh. Năm 1979, thánh Gioan Phaolô II đã nói với các vận động viên người Ý và Argentina về những tranh cãi này: “Thật đáng nhắc nhớ rằng trong nhiều thế kỷ đầu đã có các nhà tư tưởng Kitô giáo kiên quyết phản đối một vài ý thức hệ nhất định, khi đó mang tính thời thượng, rõ ràng coi nhẹ thế giới vật chất, nhân danh giá trị tinh thần một cách sai lầm. Trái lại, dựa trên cơ sở dữ liệu Kinh Thánh, họ đã khẳng định một cách mạnh mẽ, trái lại, một cái nhìn thống nhất về con người”[1].
Quan điểm thống nhất về con người này đã được diễn tả trong Sách Thánh và do các nhà thần học hoặc như là một sự hợp nhất của thân thể, linh hồn và tinh thần hay còn gọi là xác và hồn. Cách hiểu này về sự hiệp nhất của con người nhân bản là kết quả hợp lý về việc định hình thái độ Kitô giáo đối với thể thao. Theo thánh Gioan Phaolô II, Giáo hội coi trọng thể thao bởi vì Giáo hội đánh giá cao “tất cả những gì góp phần vào sự phát triển hài hòa và toàn diện con người, cả thân xác lẫn tâm hồn. Do đó, Giáo hội khuyến khích, những gì nhằm mục đích giáo dục, phát triển và tằng cường thân thể con người, để nó có thể phục vụ tốt hơn cho việc đạt tới sự trưởng thành cá nhân”[2].
Cách hiểu về sự hiệp nhất của con người cũng là nển tảng cho việc nhấn mạnh trong giáo huấn của Giáo hội dạy rằng cần có một chiều kích tâm linh để thể thao. Thật vậy, thánh Gioan Phaolô II đã mô tả thể thao chính là “một hình thức tập luyện thân thể và tinh thần”[3]. Như ngài đã nói thêm rằng: “Trên thực tế, hoạt động thể thao không những làm nổi bật khả năng giá trị thể chất của con người, mà còn làm nổi bật giá trị tri thức và tâm linh. Nó không chỉ là sức mạnh thể lý và hiệu quả cơ bắp, mà nó còn có linh hồn và phải thể hiện khuôn mặt hoàn chỉnh của nó”[4].
2. Tự do, quy tắc, sáng tạo và hợp tác
Tự do là một quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta để mặc khải sự cao cả nơi bản tính con người. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, có người được mời gọi tham dự vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Nhưng tự do luôn đi kèm với trách nhiệm, vì những chọn lựa tự do được thực hiện bởi mỗi con người tác động đến mối liên hệ của họ đối với cộng đồng, và trong một số trường hợp, còn liên hệ tới tất cả mọi loài thụ tạo nữa.
Ngày nay, nhiều người cho rằng tự do chính là làm những gì mình muốn, không bị một ràng buộc nào. Quan điểm như thế đã tách biệt tự do và trách nhiệm, thậm chí có thể loại bỏ sự liên hệ đến hậu quả của hành vi nhân linh. Tuy nhiên, môn thể thao nhắc nhở chúng ta rằng tự do đích thực cũng phải có trách nhiệm kèm theo.
Ngày nay, các công nghệ kỹ thuật cho phép mọi người thuộc mọi nơi trên thế giới có thể xử lý nhiều thứ dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên. Trong bối cảnh này, người ta dễ dàng đánh mất đi sự cần thiết phải nỗ lực và hy sinh để đạt được mục đích của mình. Nhưng trong thể thao, bất cứ ai không phát triển những đức tính này cũng không kiên trì trong việc thực hành thể thao và do đó sẽ không đạt được bất kỳ mục tiêu đề xuất nào. Ở đây, sự hiểu biết Kitô giáo về tự do áp dụng cho thể thao, trong sự tự do này, cho phép con người thực hiện những lựa chọn và hy sinh thích hợp ngay cả khi họ được mời gọi phải đi qua “cửa hẹp”[5].
Hơn nữa, trong nền “văn hóa vứt bỏ” mà Đúc Giáo hoàng Phanxicô thường nhắc nhở chúng ta, sự dấn thân lâu dài thường làm chúng ta sợ hãi. Thể thao giúp chúng ta trong vấn đề này bằng cách dạy rằng, thật là giá trị khi chấp nhận những thách thức lâu dài. Các nỗ lực đào luyện và duy trì để cải thiện thật là đáng giá, vì những điền thiện hảo cao quý nhất chỉ có thể đạt được khi người ta tìm kiếm chúng mà không tìm cách tránh né những bất trắc và thách thức đi kèm với các trách nhiệm khác nhau. Ngoài ra, khắc phục những khó khăn, như chấn thương và chống lại những cám dỗ lừa dối trong một trò chơi giúp tăng cường tính cách của một người ngang qua sự kiên trì và tự chủ.
Phương châm của ủy ban Olympic Quốc tế, citius, altius, fortius (nhanh hơn, cao hơn, mạnh mẽ hơn)[6] gợi lên lý tưởng về sự kiên trì này. Theo một nghĩa nào đó, đời sống Kitô hữu giống như một cuộc chạy đua marathon (chạy đường trường) hơn là một cuộc chạy đua nước rút. Có nhiều giai đoạn, mà một số giai đoạn nào đó rất khó khăn để khắc phục.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra rằng, tại sao người ta lại chạy marathon? Rõ ràng trong một mức độ nào đó, họ muốn phải được vui hưởng sự thách đố. Họ muốn từng bước đạt tới sự tiến bộ, từng bước từng từng dặm, gợi lên cảm giác hài lòng và mang lại niềm vui trong thử thách. Thánh Grêgoriô Nadien và các thánh Giáo phụ khác cũng suy tư về đời sống Kitô hữu tựa như một trò chơi giải trí. Trong chiều hướng đó, chính Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã nói về điều này, ngài kết nối các thể loại trò chơi giải trí với niểm vui Kitô giáo[7].
Mỗi người cống hiến cho chúng ta những tài năng họ đã lãnh nhận được trong thực tế hàng ngày mà họ đang sống, có thể bao gồm cả thể thao nũa. Xem xét các quy tắc và quy định của mỗi môn thể thao cùng với các chiến lược trò chơi được huấn luyện viên xác định, mỗi vận động viên phát triển bản thân khi họ nổ lực tự do và sáng tạo để đạt được mục tiêu đặt ra trong các thông số đã được thiết lập. Bằng cách này, các môn thể thao có thể làm chứng tá cho sự công lý trong đó chúng đòi hỏi phải tuân theo các quy tắc. Và để đảm bảo công lý như vậy, có những trọng tài, thẩm phán và thanh tra viên, và trong những năm gần đây, còn có kỹ thuật công nghệ hỗ trợ. Không có quy tắc, ý nghĩa của trò chơi và cuộc thi sẽ tiêu tan. Ví dụ, trong bóng đá, nếu quả bóng không hoàn toàn vượt qua vạch khung thành, thì đó không phải là bàn thắng. Chỉ một milimet nhỏ thôi cũng tạo nên sự khác biệt lớn lao. Theo một cách nào đó, quy tắc đó giúp chúng ta hiểu rằng công lý không phải là một điều chỉ đơn thuần có tính chủ quan mà còn có một chiều hướng khách quan, ngay cả trong các hình thức chơi thể thao.
Trái ngược với những gì người ta có thể nghĩ, trong thể thao, các quy tắc không giới hạn sự sáng tạo của con người mà còn khuyến khích nó. Để đạt được mục tiêu của mình trong các tiêu chuẩn đã được thiết lập, vận động viên phải rất sáng tạo. Anh ta phải tìm cách gây bất ngờ cho đối thủ cạnh tranh bằng một thủ thuật hoặc chiến thuật mới hoặc bẩt ngờ. Vì lý do này, các vận động viên sáng tạo được đánh giá cao.
Một điều tương tự xảy ra với sự tự do. Các quy tắc được thiết lập, mà tự chính nó là kết quả của sự sáng tạo của những người sáng lập từng môn thể thao, trở thành khách quan về sự tuân thủ chúng. Tính khách quan đó không làm mất đi tính chủ quan của vận động viên mà là họ phát triển nó một cách tự do khi họ luyện tập môn thể thao của mình. Các quy tắc rõ ràng và được xác định, nhưng việc tuân giữ chúng làm cho vận động viên tự do hơn và sáng tạo hơn.
Con người tạo ra các quy tắc, và sau đó đồng ý chấp nhận các quy tắc cấu thành các môn thể thao khác nhau. Và những quy tắc này đặt thể thao ra ngoài các hoạt động khác của cuộc sống hàng ngày. Các học giả đã lưu ý rằng một trong những đặc điểm của các quy tắc cấu thành thể thao là chúng có một logic nhưng không. Như đã đề cập trong chương trước, mọi môn thể thao đều có mục tiêu riêng của chúng. Ví dụ như trong một sân golf, mục tiêu là để đưa bóng vào lỗ với con số ít nhất các lần đánh bao có thể trên mười tám lỗ. Tuy nhiên, các quy tắc của sân golf cấm một cách hiệu quả nhất để thực hiện việc này, chẳng hạn như đi lên và đưa bóng vào mỗi lỗ. Chúng vô tình đã đưa ra những thách thức và trở ngại khiến cho mục tiêu trở nên khó khăn hơn. Mỗi golf thủ phải sử dụng một chiếc gậy đánh golf, bắt đầu từ một khoảng cách đã được quy định từ mỗi lỗ, và tránh các ao và bẫy cát. Những người tham gia đồng ý với các quy tắc chơi golf vì họ thích tham gia trò chơi và cổ gắng đáp ứng những thách thức mà nó cung cắp. Điểm quan trọng của suy tư này là các môn thể thao của chúng ta không đòi buộc phải hiện hữu; chính chúng ta tạo ra chúng và chúng ta tự do tham gia vào chúng bởi vì chúng ta thích làm như vậy. Theo nghĩa này, các môn thể thao nằm trong lãnh vực nhưng không.
Sau đó, thể thao được dựa trên một điểm khởi đầu của sự hợp tác và thỏa thuận về các quy tắc cấu thành. Cũng có nhiều cách mà người tham gia cần hợp tác chỉ để thực hiện một sự kiện thể thao. Thật vậy, sự hợp tác trước và là cơ sở để cạnh tranh. Theo nghĩa này, động lực của môn thể thao ngược lại với chiến tranh, diễn ra khi người ta tin rằng sự hợp tác không còn khả thi và khi thiếu sự đồng ý về các quy tắc cơ bản. Trong thể thao, các đối thủ cạnh tranh đang tham gia vào một cuộc thi có quy tắc, chứ không chống lại kẻ thù phải bị tiêu diệt. Thật vậy, chính đối thủ của họ đã rút ra được điều tốt nhất nơi một vận động viên, và do đó kinh nghiệm có thể rất thú vị và hấp dẫn. Từ cạnh tranh (compettion) ám chỉ đến kinh nghiệm này, khi từ này xuất phát bởi hai từ gốc Latinh, từ “com” – có nghĩa là vớỉ- và từ “petere” – có nghĩa là để phấn đấu hoặc tìm kiếm-. Như vậy, các đối thủ cạnh tranh đang “cùng nhau phấn đấu hoặc tìm kiếm” sự xuất sắc. Rất nhiều gương mẫu điển hình nơi các vận động viên sau một trận thi đấu quyết liệt, đã bắt tay nhau và ôm hôn nhau hoặc có hành động xã giao hay chia sẻ một bữa ăn, qua đó đã dạy chúng ta nhiều điều về phương diện này. Vì vậy, chúng ta thấy cách tập luyện thể thao giúp con người phát triển bởi vì người ta có khả năng tạo ra một môi trường kết hợp tự do và trách nhiệm, sáng tạo và tôn trọng các quy tắc, giải trí và sự nghiêm túc. Môi trường này đạt được thông qua sự hợp tác và đồng hành với nhau trong sự phát triển tài năng cá nhân và nhân cách.
Chơi đẹp (Fair Play)
Trong những thập niên gần đây, đã có sự nhận thức ngày càng tăng về nhu cầu chơi đẹp trong thể thao, tức là trò chơi phải được trong sạch. Các vận động viên tôn trọng lối chơi đẹp khi họ không chỉ tuân thủ các quy tắc chính thức mà còn giữ công bằng với đối thủ của họ để tất cả mọi người thi đấu có thể tự do tham gia cuộc chơi. Một đàng, cần phải tuân thủ các quy tắc của trò chơi để tránh bị trọng tài khiển trách hoặc chính thức bị loại vì vi phạm quy tắc. Đàng khác, cần chú ý và tôn trọng đối thủ và sự tự do của họ bất kể bất kỳ lợi thế quy tắc nào. Làm như vậy bao gồm việc không sử dụng các chiến lược đen tối, chẳng hạn như dùng chất kích thích phi pháp (doping), để có lợi thế bất hợp pháp so với đối thủ cạnh tranh. Hoạt động thể thao “phải là một dịp không thể bỏ qua để thực hành nhân bản và các nhân đức Kitô giáo vể tình liên đới, lòng trung thành, hành vi thiện hảo và biết tôn trọng người khác, những người đó phải được xem là đội bạn trong thi đấu chứ không phải chỉ là đối thủ hay địch thủ”[8]. Bằng cách này, thể thao có thể đặt những mục tiêu cao hơn vượt ra ngoài mục tiêu chiến thắng, hướng tới sự phát triển con người nhân bản trong cộng đoàn một tình đổng đội và sự thi đua.
Chơi đẹp cho phép các môn thể thao trở thành phương tiện giáo dục cho tất cả xã hội, vể các giá trị và đức hạnh được tìm thấy trong thể thao, chẳng hạn như sự kiên trì, công lý và lịch sự, chỉ nêu tên một vài điếu mà Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI đã nhấn mạnh. “Hỡi các bạn, các vận động viên thân mến, hãy gánh vác trách nhiệm – không kém phần quan trọng – hãy là nhân chứng cho thái độ và đức tin, hãy thể hiện chúng, để chúng vượt ra ngoài hoạt động thể thao của các bạn trong các gia đình, văn hóa và tôn giáo. Khi làm như thế, các bạn sẽ giúp được rất nhiều cho những người khác, đặc biệt là thanh thiếu niên, những người đang sống trong một xã hội phát triển nhanh chóng, nơi đang bị đánh mất nhiều giá trị và bị mắt phương hướng ngày càng tăng[9].
Trong ý nghĩa này, các vận động viên có sứ vụ trở thành “các nhà giáo dục, vì thể thao có thể mang lại hiệu quả giá trị cao hơn, chẳng hạn như lòng trung thành, tình bạn hữu và tinh thắn đồng đội”[10].
(Còn tiếp)
phần 2: https://dcvxuanloc.net/tri-thuc/tam-quan-trong-cua-the-thao-doi-voi-con-nguoi-nhan-ban-phan-2.html
Nguồn: Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, Văn kiện “Hãy cống hiến hết mình”, chương ba, do Giuse Phan Văn Phi chuyển ngữ.
[1] Thánh Gioan Phaolô II, Bài diễn văn dành cho các đội bóng đá quốc gia của Ý và Argentina, ngày 25.5.1979.
[2] Như trên, Bài diễn văn tại ủy ban Olympic Quốc gia Ý, ngày 20.12.1984.
[3] Như trên, Bài diẻn văn dành cho các nhà quản lý và vận động viên của đội bóng đá Ý Milan, ngày 12.5.1979.
[4] Như trên, Bài diễn văn dành cho hội nghị quốc tế vể chủ để: “Trong thời gian Đại Nàm Thánh 2000: diện mạo và hồn của thể thao”, 29.10.2000.
[5] X. Mt 7,13-14.
[6] Acquired by Pierre de Coubertin, người sáng lập Thế vận hội Olympic Hiện đại vào cuối thế kỷ XIX.
[7] Giáo hoàng Phanxicô, Bài diễn văn dành cho các thành viên tham gia Kỳ họp IV do Scholas Occurrentes tổ chức, ngày 5.2.2015.
[8] Thánh Gioan Phaolô II, Bài diễn văn dành cho đội bóng đá quốc gia Mêxicô, ngày 3.2.1984.
[9] Giáo hoàng Biển Đức XVI, Bài diễn văn dành cho các thành viên của đội Trượt tuyết Alpine Áo, ngày 6.10.2007.
[10] Thánh Gioan Phaolô II, Bài diên văn dành cho các thành viên của Liên đoàn bóng đá thế giới, ngày 11.12.2000.