Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Sau phần truyền phép, thừa tác viên Thánh Thể tiến đến nhà tạm để lấy Bánh Thánh chuẩn bị cho tín hữu rước lễ. Thừa tác viên (nam hay nữ) mở cửanhà tạm, bái gối thờ lạy, lấy bình thánh ra và vẫn để cửa nhà tạm mở, cho thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu. Trong khi đó, khi quá trình này đang diễn ra, các tín hữu đọc kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa”, sau đó họ quỳ gối thờ lạy. Cách thức luôn là như vậy. Bây giờ, việc này đã được đổi qua tư thế đứng, với tùy chọn quỳ hoặc ngồi trong tạ ơn sau khi Rước lễ. Việc này được thực hiện với cửa nhà tạm mở. Con không hiểu lý do cho các thay đổi ấy. Xin cha giúp làm sáng tỏ việc này. – J. W., Waterloo, thành phố New York, Hoa Kỳ.
Đáp: Có nhiều điểm trong câu hỏi của bạn, và tôi sẽ cố gắng giải quyết theo thứ tự. Tôi hy vọng bạn sẽ tha thứ cho tôi, vì đã đưa vào một chủ đề không được xây dựng một cách rõ ràng trong câu hỏi của bạn.
Lẽ tất nhiên nhà tạm xứng đáng với mọi sự tôn kính và tôn thờ, vì là nơi lưu giữ Bánh Thánh cho việc tôn thờ ngoài Thánh lễ, và nhất là cho người bệnh rước Chúa.
Đồng thời, huấn quyền Hội Thánh đã nhiều lần bày tỏ một ưu tiên mạnh mẽ cho “việc giáo dân tham dự Thánh Lễ cách hoàn hảo hơn, bằng cách rước Mình Thánh Chúa, được truyền phép trong cùng một Thánh Lễ sau khi vị tư tế rước lễ rồi” (xem Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 13, Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Vì vậy, càng nhiều càng tốt, các tín hữu nên nên rước lễ tử các Bánh Thánh được truyền phép trong chính Thánh lễ họ tham dự, chứ không chỉ rước lễ từ Bánh Thánh trong nhà tạm.
Sự thực hành này đòi hỏi một nỗ lực lớn hơn về phía linh mục và những người hỗ trợ ngài trong việc chuẩn bị thánh lễ. Việc này thường đạt được sau một thời gian, khi số lượng người rước lễ tại giáo xứ là khá đều đặn.
Một số lượng vừa đủ của Bánh thánh cần nên lưu giữ trong nhà tạm, để đảm bảo rằng không ai không được rước lễ do sự tính toán sai. Và đôi khi cần sử dụng nhà tạm để duy trì tốt các Bánh thánh được lưu giữ.
Một điểm nữa được đề cập trong câu hỏi của bạn là nhắc đến thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, khi người này đến nhà tạm để lấy ra và cất các Bánh thánh. Đây không phải là sự thực hành bình thường trong Thánh Lễ..
Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 162, nói: “Các linh mục hiện diện có thể giúp chủ tế cho rước lễ. Nếu không có linh mục và số người rước lễ quá đông, chủ tế có thể kêu giúp đỡ các thừa tác viên ngoại thường, nghĩa là thầy có chức giúp lễ và những tín hữu khác được đề cử vào việc này. Trong trường hợp cấp bách, chủ tế có thể cử những tín hữu xứng đáng. Các thừa tác viên này không đến bàn thờ trước khi vị tư tế rước lễ, và luôn luôn nhận các bình đựng Mình Máu Thánh để cho tín hữu rước từ tay vị chủ tế” (Bản dịch, như trên).
Tương tự như vậy, về việc sau khi Rước lễ xong, số 163 nói rõ: “Cho rước lễ xong, vị tư tế rước hết rượu truyền phép còn lại ngay tại bàn thờ; còn bánh thánh còn dư thì hoặc rước hết tại bàn thờ hay đưa cất trong nhà tạm” (Bản dịch, như trên).
Nếu có thầy phó tế hoặc các linh mục khác hiện diện, họ có thể giúp đưa cất Bánh Thánh vào nhà tạm.
Sự việc rằng bạn nói đến việc để cửa nhà tạm mở trong thời gian Rước lễ là thường không ngụ ý một sự trưng bày Chúa ra. Thật vậy, luật phụng vụ tuyệt đối cấm việc trưng bày Thánh Thể trong khi cử hành Thánh Lễ.
Trong Rước Lễ, Chúa Kitô hiện diện đều nhau trong các Bánh thánh, và vì vậy không có sự tôn kính đặc biệt nào dành cho nhà tạm vào lúc ấy, ngoại trừ việc bái gối của thừa tác viên khi mở và đóng cửa, và ngay cả các việc này cũng được bỏ qua, nếu nhà tạm là gần với bàn thờ, mà trên đó Mình và Máu Chúa Kitô vẫn còn hiện diện.
Có lẽ là thận trọng hơn khi đóng cửa nhà tạm trong thời gian Rước lễ, nếu chỉ để ngăn chặn ruồi và côn trùng khác xâm nhập vào. Điều này là được đặc biệt khuyến khích, nếu Bánh thánh được dùng cho việc chầu Thánh Thể được nhìn thấy rõ ràng.
Về tư thế thích hợp trong phụng vụ Rước lễ, Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma ở số 43 nêu ra một số quy định, vốn đã được Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ chấp thuận. Một quy định nói rằng các tín hữu nên “quỳ xuống sau kinh Agnus Dei (Lạy Chiên Thiên Chúa) trừ khi Đức Giám mục giáo phận quyết định thể khác”. Một ít Giám mục đã quyết định rằng các tín hữu nên đứng tại thời điểm này, và sự thực hành này là tiêu chuẩn trong các giáo phận ấy.
Một câu văn khác của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, trong số 43, gây ra tranh luận. Câu này khẳng định rằng các tín hữu “có thể tùy nghi ngồi hoặc quỳ khi giữ thinh lặng thánh sau hiệp lễ” (Bản dịch, như trên).
Một số chuyên viên phụng vụ, và thậm chí một số Giám mục, giải thích câu này có nghĩa rằng không ai được quỳ hoặc ngồi cho đến khi mọi người đã Rước Lễxong. Kết quả cuộc tranh luận đã khiến Đức Hồng Y Francis George, chủ tịch Ủy ban Phụng vụ thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (BCL), đã xin một sự giải thích xác thực từ Tòa Thánh vào ngày 26-5-2003.
Đức Hồng y Francis Arinze, Tổng trưởng Thánh bộ Phượng tự và Kỷ luật Bí tích, đã trả lời câu hỏi vào ngày 5-6-2003 (Prot. N. 855/03/L):
“Trả lời:”Negative et ad mensum (Không, với lý do sau đây). Lý do là rằng quy định của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 43, được nhắm tới, một mặt, để đảm bảo trong phạm vi rộng một sự đồng nhất nhất định của tư thế trong cộng đoàn cho các phần khác nhau của việc cử hành Thánh Lễ, và mặt khác, không quy định tư thế cứng nhắc theo cách rằng các người muốn quỳ gối hoặc ngồi sẽ không còn tự do nữa”.
Sau khi nhận được câu trả lời này, Bản tin của Ủy ban Phụng vụ thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (BCL) nhận xét: “Do đó, trong việc thực hiện Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, tư thế không nên được quy định một cách cứng nhắc, như để cấm các cá nhân rước lễ quỳ gối hoặc ngồi, sau khi Rước Lễ trở về” (trang 26).
Sau đây, tôi trả lời thêm hai câu hỏi có liên quan vấn đề trên.
Một bạn đọc từ bang Florida, Hoa Kỷ, hỏi: “Liệu một sự cúi đầu có thể thay thế việc bái gối, như một cử chỉ tôn kính đối với nhà tạm không. Con nhận thấy Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không đưa ra hướng dẫn rõ ràng về sự cúi đầu. Thưa cha, liệu Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma thưc sự cấm tất cả sự cúi đẩu của người giúp lễ, thậm chí cả linh mục, chăng?“
Đáp: Nói chung, một sự cúi đầu không thay thế một sự bái gối, vì chúng có ý nghĩa khác nhau. Một sự bái gối là một dấu hiệu của sự tôn thờ, trong khi sự cúi đầu là dấu hiệu của sự tôn kính. Nếu ai biết rõ nhà tạm, thì sự bái gối trước nhà tạm là tư thế thích hợp.
Như đã đề cập ở trên, ý tưởng của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma là nhấn mạnh các nghi thức khác nhau của Thánh Lễ như là hy tế của Chúa Kitô, và vì thế nhà tạm được thừa nhận chỉ khi người ta bắt đầu và kết thúc Thánh Lễ.
Ngay cả khi nhà tạm là ở phía sau bàn thờ, việc bái gối không được thực hiện trong Thánh Lễ. Thay vào đó, một sự cúi đầu được thực hiện cho bàn thờ khi đi qua (trừ khi là một phần của cuộc kiệu).
Vì lý do này, phụng vụ nói rằng mọi cử động của các người giúp lễ được thực hiện ở phía trước bàn thờ, chứ không phải giữa bàn thờ và nhà tạm.
Theo Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, một sự cúi đầu được thực hiện trước khi xông hương vị chủ tế trong một Thánh Lễ trọng. Nhưng có một tập tục khá phổ biến là các linh mục cúi đẩu trước Giám mục, khi các ngưởi giúp lễ đến gần ngài hoặc rời xa ngài, chẳng hạn, với sách lễ hoặc với vật dụng rửa tay.
Mặc dù các sự cúi đẩu này không được đề cập cụ thể trong Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, điều này không có nghĩa là chúng bị cấm. Tài liệu này không có mục đích quy định mọi cử động một cách cứng nhắc và tỉ mỉ.
Bởi vì chúng rơi vào các nguyên tắc tổng quát của nghi thức phụng vụ, các sự cúi đẩu có thể được tiếp tục, ở nơi nào thói tục này chiếm ưu thế.
Một bạn đọc khác hỏi về Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 315, trong bối cảnh của nghi lễ Ucraina: “Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói “Vì lý do dấu chỉ, không nên đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ nơi cử hành Thánh Lễ“ (Bản dịch, như trên). Mới đây con đến một nhà thờ Công giáo Ucraina, và thấy nhà tạm được đặt trên bàn thờ. Và ở các nhà thờ Byzantine, con cũng thấy nhà tạm được đặt trên bàn thờ. Do đó, con không hiểu tài liệu này muốn nói gì, khi tài liệu nói “việc không đặt nhà tạm trên bàn thờ” là “vì lý do dấu chỉ”. Liệu dấu chỉ có ý nghĩa khác nhau trong truyền thống La tinh và truyền thống Byzantine chăng?”.
Đáp: Trước tiên, tôi nhận thấy rằng Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma được viết cho nghi lễ La Tinh, và trong bối cảnh đặc thù của truyền thống linh đạo La Tinh.
Do đó, nó có rất ít truyền thống linh đạo của các nghi lễ Công giáo khác, và dĩ nhiên, không có quyền pháp lý nào cả, bởi vì quy định phụng vụ trong các Giáo Hội ấy phụ thuộc trước tiên vào giáo quyền của họ, trong sự hiệp thông với Tòa Thánh.
Tôi không là chuyên viên về truyền thống phụng vụ Đông phương, nhưng thật là công bằng khi nói rằng, nói chung vai trò thiêng liêng của nhà tạm là khác nhau trong hầu hết các nghi lễ Đông phương hơn trong nghi lễ La Tinh.
Trong khi tất cả các Giáo Hội Đông phương Công giáo và Giáo hội Đông phương không Công giáo chia sẻ cùng một đức tin về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể, và tất cả đều lưu giữ Bánh Thánh – trước tiên, vì mục đích của ăn đàng (viaticum) – hầu hết các Giáo Hội ấy đã không triển khai một truyền thống sùng kính Thánh Thể tương tự như những gì được thực hành trong nghi lễ Rôma.
Vì vậy, nói chung, họ không có các thực hành, chẳng hạn đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể, hoặc viếng nhà tạm.
Điều này có nghĩa rằng trong toàn bộ bối cảnh thiêng liêng, dấu chỉ của nhà tạm liên quan đến bàn thờ là khác nhau, trong các nghi lễ Đông phương và trong nghi lễ Rôma, trong hình thức hiện tại, và như vậy, việc có nhà tạm trên bàn thờ không gửi cùng một dấu chỉ trong mỗi trường hợp.
Vì lý do này, cả hai thực hành này đều được biện minh trong bối cảnh riêng của từng Giáo hội. (Zenit.org 17-2 và 2-3-2004)
Nguyễn Trọng Đa