Thứ 6 Tuần 5 Mùa Phục Sinh – Ngày 04/05/2018

[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Ga 15,12-17″]

Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em.17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.

 

[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]

LỆNH TRUYỀN YÊU THƯƠNG

“Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: đây là lệnh truyền của Thầy: các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con” (Ga 15,12).

Trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu đã trao lại cho các môn đệ lệnh truyền: “Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con”. Người môn đệ không những được truyền phải sống yêu thương, mà còn phải nhìn nhận Chúa Giêsu vừa là mẫu gương vừa là nguồn mạch của tình yêu.

Lệnh truyền “các con hãy yêu mến nhau” không đơn thuần là lý thuyết hay trừu tượng. Khi đưa ra lệnh truyền này, Chúa Giêsu đã cung cấp cho các môn đệ khuôn mẫu xác định phải yêu thương như thế nào, đó là “phải yêu như Thầy đã yêu thương các con”, nghĩa là chính tình yêu của Chúa Giêsu được thể hiện rõ nét trong đời sống và hành động của Ngài là mẫu gương để các môn đệ sống yêu thương. Cách cụ thể, ngay sau những diễn từ dành cho các môn đệ trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Tương quan thầy trò trở thành tương quan bạn hữu: “Thầy gọi các con là ban hữu của Thầy”. Tình yêu của Chúa Giêsu đạt đến đỉnh cao khi Ngài tự hiến chính mình trên thập giá, ngay cả khi con người tội lỗi, Chúa Giêsu vẫn chết vì yêu thương. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương con người (x. Rm 5,8), như Chúa Giêsu đã nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”.

Mặt khác, tình yêu của Chúa Giêsu không chỉ là một tiêu chuẩn để định hướng cho tình yêu các môn đệ; tình yêu ấy còn là nguồn mạch của mọi tình yêu. Hạn từ “như” trong lệnh truyền không chỉ là một từ so sánh, mà chính yếu diễn tả một sự ăn rễ sâu xa, nghĩa là tình yêu của người môn đệ bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ tình yêu của Thiên Chúa, được cụ thể hóa nơi Chúa Giêsu. Thánh Gioan đã cảm nghiệm sâu sắc khi mời gọi: “Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa” (Ga 4,7). Lệnh truyền yêu thương một lần nữa được lặp lại: “Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau”, đã diễn tả tính xuyên suốt và trọng yếu của nó, cũng như muốn cho thấy cuộc sống của người môn đệ Chúa Giêsu hệ tại ở việc sống lệnh truyền yêu thương.

Khám phá ra tình yêu và đón nhận lệnh truyền của Chúa Giêsu, người Kitô hữu được mời gọi thực thi lệnh truyền của Chúa Giêsu, bằng đời sống thấm nhuần yêu thương. Phương thế giúp người Kitô hữu sống yêu thương như Chúa đã yêu, đó là đến với Chúa Giêsu, ở lại với Chúa Giêsu, cụ thể nơi Bí tích Thánh Thể để được kín múc nguồn tình yêu và học nơi mẫu gương Giêsu bài học tình yêu, yêu đến hy sinh mạng sống vì người mình yêu.

Lạy Chúa, xin cho mỗi ngươi chúng con biết đến với Chúa Giêsu để kín múc nguồn sức sống và học nơi Người bài học yêu thương, hầu có thể sống và làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa. Amen.

[/loichua]

Comments are closed.