Thứ Hai sau Chúa Nhật 15 mùa Thường Niên – Ngày 11/07/2016

[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Mt 10, 34 – 11, 1]

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con chớ tưởng rằng Thầy đến để mang hoà bình cho thế gian: Thầy không đến để đem hoà bình, nhưng đem gươm giáo. Vì chưng, Thầy đến để gây chia rẽ con trai với cha mình, con gái với mẹ mình, nàng dâu với mẹ chồng mình: và thù địch của người ta lại là chính người nhà mình. Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào yêu con trai con gái hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó. Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy, và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con: người ấy không mất phần thưởng đâu”. Sau khi Chúa Giêsu truyền dạy xong các điều ấy cho mười hai tông đồ, Người rời khỏi đó để đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành phố của các ông. [/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]

“Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng”.

Đêm đông năm xưa, khi Con Thiên Chúa ra đời, các thiên thần đã hát vang: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc2, 14). Hôm nay, chính Đấng mà ta vẫn gọi là Hoàng Tử Bình An lại nói: “Thầy đến để đem gươm giáo, để gây chia rẽ”. Những lời này của Chúa Giêsu gây hoang mang cho những ai chạy đến Người để tìm cuộc sống bình yên. Chúa Giêsu không đến đem bình an của trần gian, vì cái yên ổn, bình an của con người là của những trạng thái bấp bênh, của cán cân không lành mạnh giữa lòng tham và sự nhát đảm. Bình an của trần gian, trong gia đình hay ngoài xã hội, thường che giấu một sự thật bất công do kẻ mạnh áp đặt. Do đó, chia rẽ là kết quả mà những người bước theo Chúa Giêsu phải đối diện.

Qua hơn hai ngàn năm, thông điệp mà Chúa Giêsu trao cho ta không hề thay đổi. Người vẫn mời gọi các môn đệ của Người phải quyết định sẽ trung thành với ai. Nếu ở vào tình thế phải đưa ra lựa chọn, ta sẽ đứng về phía Thiên Chúa hay trần gian? Ta có dám đối mặt với trần gian để sống theo thánh ý Thiên Chúa, hay sẽ chạy theo những mời gọi của trần gian, bất kể hậu quả ra sao. Chúa Giêsu khát mong hòa bình, nhưng không phải là hòa bình bằng bất cứ giá nào. Khi hòa bình ấy được đặt trên nền tảng Tin Mừng, sẽ không có sự thỏa hiệp với thế gian này, cũng như không chấp nhận những kẻ đã từ chối thể hiện Lời Chúa Kitô trong cuộc đời.

Lạy Chúa, trước những biến động của cuộc đời, chúng con thường tìm kiếm và chấp nhận những bình an tạm thời của trần thế này. Xin cho chúng con nhận ra sự tạm bợ của cuộc sống trần gian và tìm về bên Chúa là bình an đích thực. Xin cho chúng con lòng can đảm để không sống trong sự thỏa hiệp với thế gian nhưng dám sống theo thánh ý Chúa, dù phải đối mặt với sự khinh ghét của người đời. Amen.

[/loichua] [event]Thánh Biển Đức, Viện phụ[/event] [loichua id=”3″ title=” Thánh Biển Đức, Viện phụ”]

Thánh Bênêđictô chào đời tại Norcia, năm 480 trong một gia đình đạo đức, thánh thiện, giầu lòng nhân ái. Trong bầu khí đầy đạo đức, với sự giáo dục, dìu dắt đầy lòng tin của cha mẹ, thánh nhân đã sớm trưởng thành về mặt luân lý. Thánh nhân đã sớm giác ngộ nhờ gương sống thánh thiện của cha mẹ Ngài, nên dù là một thanh thiếu niên 16, 17 tuổi đời, thánh Bênêđictô đã không ham thú vui, coi thường vật chất, khoái lạc, danh vọng chóng qua ở đời…..xem tiếp
[/loichua]

Comments are closed.