Khi ấy, có người trong nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: “Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?” Chúa Giêsu đáp: “Giới răn trọng nhất chính là: “Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi”. Còn đây là giới răn thứ hai: “Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi”. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”. Luật sĩ thưa Người: “Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất, và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác. Yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh”. Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu”. Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]
Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. (Mc, 12, 30-31)
Trong cuộc sống, nếu ta tìm ra những điều ưu tiên để thực hiện thì ta sẽ có một cuộc sống thành công và hạnh phúc. Trong bài Tin Mừng hôm nay, một kinh sư băn khoăn về mức độ ưu tiên trong việc thực thi Lề Luật. Ông đến hỏi Đức Giêsu không phải với động cơ xấu nhưng với lòng thành và thái độ khiêm nhường. Thật khó khăn cho ông khi ông phải giữ 613 điều trong Lề Luật Do Thái. Trọng điều nào? Khinh điều nào? Đức Giêsu đã nhanh chóng trả lời trực tiếp câu hỏi của ông. Người đưa ra một câu trả lời với hai vế: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”. Câu trả lời được lấy từ sách Luật (Đnl 6,4-5 và Lv 19,18). Đặc biệt, đây là Luật yêu thương mới, một giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài người được ký kết bằng giá máu Đức Giêsu. Thật vậy, cuộc đời Chúa Giêsu đã là một mẫu gương hoàn hảo cho câu trả lời này. Người đã nối kết hai vế của câu trả lời thành một. Cả hai vế đều quan trọng như nhau, không thể tách biệt. Thật vậy, “Không thể nói : “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình.” (1Ga, 4,20) và ngược lại. Đức Giêsu còn mở rộng chiều rộng của luật yêu thương đến mọi người qua việc giải thích từ “người thân cận”. (Lc, 10,30-37). Người còn thiết lập chiều sâu của tình thương là “hy sinh mạng sống vì người mình yêu” (Ga, 15,13).
Trước những lựa chọn của cuộc sống, Nếu ta biết đặt luật yêu thương làm tiêu chuẩn thì ta sẽ sống theo tinh thần của Nước Trời. Chúng ta hãy tự xét mình hàng ngày bằng việc đặt câu hỏi: Hôm nay, những gì làm tôi xa rời Thiên Chúa và tha nhân?
Lạy Chúa, giữa một thế giới ồn ào, xin cho con biết thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa. Giữa một thế giới dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại, xin cho con biết chạnh lòng thương xót. Giữa một thế giới ngại dấn thân, xin cho con dám bước ra sự tiện nghi của bản thân để đến với người nghèo khổ. Giữa một thế giới trọng vật chất, xin cho con biết dùng của cải chóng qua để đạt được sự sống đời đời. Amen.
Lịch sử không ghi lại nhiều về hai thánh này, người ta chỉ biết rõ rằng thánh Phêrô được đặc ân Chúa ban cho trừ quỉ, Ngài đã làm nhiều phép lạ do tình thương của Chúa, xua trừ ma quỉ ra khỏi nhiều người bị chúng ám hại. Tiếng tăm của Ngài được loan truyền khắp nơi, Ngài đã thu hút được nhiều thành phần trong xã hội, có nhiều người mộ mến Ngài, nhưng cũng lắm kẻ ghen ghét, ganh tỵ, hận thù Ngài vì Ngài được nhiều người quí mến, yêu chuộng. Thánh nhân đã sống đúng lời Chúa: “Ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8, 35). Chính vì Ngài có ảnh hưởng rộng lớn và lôi cuốn được nhiều người theo Chúa. Viên tỉnh trưởng Sérène bắt Ngài và ra lệnh tống ngục Ngài. Trong tù, thánh nhân đã làm gương sáng: sống hiền lành, khiêm nhượng, làm phép lạ và đời thánh thiện của Ngài đã làm cho cả gia đình Antêmi trở lại theo Chúa do phép lạ thánh nhân đã chữa khỏi bệnh cho con gái Antêmi…..xem tiếp
[/loichua]