[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Mt 8, 5-11″]
Khi ấy, Chúa Giêsu vào thành Capharaum, thì có một viên đại đội trưởng đến thưa Chúa rằng: “Lạy Thầy, thằng nhỏ nhà tôi đau nằm ở nhà, nó bị tê liệt và đau đớn lắm!” Chúa Giêsu phán bảo ông rằng: “Tôi sẽ đến chữa nó”. Nhưng viên đại đội trưởng thưa người rằng: “Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi, nhưng xin Thầy chỉ phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh. Vì chưng, cũng như tôi chỉ là người ở dưới quyền, nhưng tôi cũng có những người lính thuộc hạ, tôi bảo người này đi thì anh đi; tôi bảo người kia đến thì anh đến; tôi bảo gia nhân làm cái này thì nó làm!” Nghe vậy, Chúa Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo người: “Quả thật, Ta bảo các ngươi, Ta không thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel. Ta cũng nói cho các ngươi biết rằng: nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến dự tiệc cùg Abraham, Isaac và Giacóp trog nước trời. Còn con cái trong nước sẽ bị vứt vào nơi tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng”.
[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]
KHIÊM NHƯỜNG: NÉT ĐẸP TRONG LỐI SỐNG TÌNH HUYNH ĐỆ
“Quả thật, Ta bảo các gươi, Ta khôg thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel”(Mt 8, 10).
Tình huynh đệ là điều cần thiết cho người chủng sinh sau này trở thành những mục tử nhân ái với đoàn chiên. Tuy nhiên, để sống được tình huynh đệ không phải là chuyện dễ với cái tôi quá cao, sự đố kị, ghen gét luôn ẩn chứa bên trong mỗi con người. Vì thế, Bài Tin Mừng hôm nay chỉ cho chúng ta thấy được một nét đẹp trong lối sống tình huynh đệ, đó là sự khiêm nhường.
Bài tin mừng cho thấy nét đẹp trong lối sống tình huynh đệ nơi viên đại đội trưởng, đó là lòng khiêm nhường. Điều này được bộc lộ rõ rét nơi tương quan với người đầy tớ, và tương quan với Đức Giêsu. Trước hết, trong tương quan với người đầy tớ, sự khiêm nhường được bộc lộ qua hành động viên đại đội trưởng “đích thân đi tìm thầy thuốc”. Thời Chúa Giêsu, đầy tớ là kẻ dưới, bề tôi. Với chủ, đầy tớ có phẩm giá, nhân phẩm thấp. Người chủ không có bổn phận phải lo lắng, quan tâm tới nhu cầu vật chất và tinh thần của họ. Vì thế, việc tìm cách chữa bệnh cho đầy tớ là chuyện không hay xảy ra, và việc đích thân người chủ đi tìm thầy thuốc để chữa bệnh là điều hiếm thấy. Tuy nhiên, viên đại đội trưởng trong Bài Tin Mừng hôm nay lại không hành xử như thế với người đầy tớ của mình. Ông không tự mãn với địa vị của mình, nhưng ông nhìn nhận phẩm giá của người đầy tớ, và yêu thương họ như bản thân. Hành động “đích thân đi tìm thầy thuốc” không những biểu lộ sự khiêm nhường của ông mà còn hiển lộ tình yêu, tình thương cách đặc biệt mà chỉ thấy nơi người cha dành cho con cái mình trong văn hóa Do Thái. Sự khiêm nhường của viên đại đội trưởng còn bộc lộ rõ nét hơn trong tương quan với Chúa Giêsu. Dù địa vị cao, lời có uy quyền trong việc sai khiến người khác nhưng ông luôn ý thức sự thấp hèn của mình trước mặt Chúa. Ông thấy mình nhỏ bé, không có chút quyền hành nào với Chúa Giêsu, thậm chí không thể đòi hỏi được Chúa vào nhà. Dù là dân ngoại, nhưng ông vẫn tin lời quyền năng của Chúa có sức chữa lành cho người đầy tớ. Chính sự khiêm nhường này, trong cách sống, trong đức tin, đã khiến Chúa Giêsu ngạc nhiên, thán phục đức tin của ông: “Quả thật, Ta bảo các gươi, Ta khôg thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel”. Kết quả, mong muốn của ông đã được Chúa nhậm lời: người đầy tớ đã được chữa lành.
Mùa vọng mời gọi chúng ta không những hy vọng, trông đợi, dọn lòng mở đường tâm hồn cho Chúa đến với chính mình, hơn hết còn mời gọi chúng ta dọn lòng để trở nên con đường mang Chúa đến với anh em mình. Viên đại đội trưởng đã làm được điều đó, ông khai mở mùa vọng cho chính mình, và còn khai mở mùa vọng cho người đầy tớ bằng chính sự kiêm nhường của mình. Đó cũng chính là tấm gương chúng ta cần học hỏi để sống tình huynh đệ trong cộng đoàn chủng viện. Khiêm nhường chính là từ bỏ cái tôi, từ bỏ tính kiêu ngạo, ý riêng, tin tưởng chấp nhận giới hạn của nhau để trở thành con đường đem Chúa đến với mọi người.
Đời sống ta là một Mùa Vọng kéo dài. Mùa vọng trần gian muốn phủ kín lòng ta những gian nan thử thách, những thất bại, những chán nản lo âu, nghi ngờ mệt mỏi. Thậm chí những đố kị, ghen ghét làm tê liệt lòng thương xót nơi tâm hồn ta. Chúng ta hãy xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn biết sống trong tinh thần hiệp thông, yêu thương và biết thương xót mọi người. Amen.
.
[/loichua]