[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Mc 1,40-45″]
Có người bị phong hủi đến gặp Người, anh ta quỳ xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi!” Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch. Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, và bảo anh: “Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết”. Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.
[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]
CHẠM VÀO LÒNG THƯƠNG CỦA CHÚA GIÊ-SU
“Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh” (Mc 1,41a)
Phong hủi là chứng bệnh kinh khủng thường được đề cập trong các sách Tin Mừng. Nó không chỉ dẫn tới cái chết nơi phần xác mà còn gây nên sự tuyệt vọng trong tâm hồn người bệnh, đơn giản vì nó là biểu tượng cho sự nhơ uế và tội lỗi. Bắt chộp điểm then chốt này, thánh sử Mác-côđã khéo léo đưa vào trình thuật nhằm vẽ nên một bức tranh đầy tính tương phản giữa hai gam màu:sáng và tối, giữa thánh thiện và tội lỗi, giữaĐức Giê-su và người phong hủi. Qua đó, tác giả làm bật lên tính nhân văn qua thái độ và cách cử xử của Đức Giê-su dành cho người bệnh, đồng thời mở ngỏ cho tất cả chúng ta thấy và chạm gặp lòng thương xót của Thiên Chúa.
Không có một xác định nào về thời gian lẫn nơi chốn, trình thuật đưa người đọc vào bối cảnh bất ngờ khi đề cập về một người phong hủi đến gặp Đức Giê-su.Đây được xem là mở đầu cho một chuỗi những nghịch lý xảy ra liền ngay sau đó: Chúa Giê-su nghiêm giọng thẳng thừng đuổi người bệnh trong khi vừa mới thương xót và chữa lành anh, còn người bệnh lại bất tuân lệnh Chúa ngay khi được chữa lành. Để giải thích, chúng ta cần nhìn vào sứ mạng của Chúa Giê-su dưới ngòi bút của Mac-cô.Sứ mạng ấy luôn đan xen giữa hai chiều kích có vẻ trái ngược nhau: lòng nhân từ và sự nghiêm khắc, giữa việc giữ kín và công bố, giữa tránh né và đón nhận. Mục đích của việc đan xen này xuất phát từ kế đồ và tình yêu của Thiên Chúa.Một mặt, Ngài không muốn dân chúng xemNgài như một đấng Mê-si-a giải phóng bằng uy quyền trần gian;mặt khác khi đối diện với những số phận đau khổ, Ngài buộc phải động lòng xót thương mà ra tay cứu giúp, mặc cho ý định của Ngài phải thay đổi. Cụ thể, trong trình thuật chúng ta vừa nghe, Chúa Giê-su đã chạnh lòng thương và đã làm một cử chỉ hết sức bất ngờ khi ‘đụng’ vào người bệnh.Hành động ‘đụng chạm’ thật khó tìm thấy trong bất cứ Tin Mừng nào.Thế mà, thánh sử Mác-cô lại táo bạo đưa vào và biến nó thành điểm nhấn đầy tính nhân bản nơi con người Đức Giê-su.Ngài đã chạm vào anh trong khi mọi người chả thèm ngó đến anh, Ngài đã bước vào cuộc đời anh trong khi anh bị người thân xa lánh, Ngài đã kéo anh ra khỏi bùn đen tăm tối trong khi các thầy cả Lê-vi tròng vào cổ anh sự khinh miệt và đủ thứ ô nhơ. Quả thật, đây là khoảnh khắc vô cùng cảm động khi sự thánh thiện trên cao lạiđụng chạmvà lôi bật tội nhân thoát khỏibùn nhơ đất thấp.Nhưng cũng chính hành động đầy nhân từ ấy lại cắt ngang hành trình của Đức Giê-su, bằng chứng là “Ngài không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành”.Điều này một lần nữa thôi thúc chúngta nhớ lại dung mạo thương xót trong thời Cựu ước,một vì Thiên Chúa đã ba lần bốn lượt thay đổi ý định vì tình yêu đối với dân của Ngài. Tới đây, chúng ta phải cung kính sấp mình thờ lạy vìtừ nay lòng nhân từ của Thiên Chúa đã mang lấy một khuôn mặt người nơi Đức Giê-su.Điều mà trong Tin Mừng Thứ Tư,Gioan đã không ngần ngại mặc lên vẻ huy hoàng khi ca khen rằng: ‘Ánh sáng đã đến thế gian và chiếu soi mọi người’ (Ga 1,9b). Đây cũng là lý do tại sao người-được-sạch trong Tin Mừng không thể giữ kín lệnh truyền của Đức Giê-su, bởi chính Ngài đã chiếu soi vào hồn anh ánh sáng của huyền nhiệm, tẩy sạch mọi ô nhơ và mang lại cho anh một niềm vui bất diệt. Đến nỗi, trái tim anh phải vỡ òa trong hạnh phúc và miệng lưỡi anh buộc phải công bố quyền năng cứu rỗi của Đức Giê-su đến cho mọi người.
Vấn đề của Chúa Giê-su vẫn còn đó: ‘Ngài không thể công khai vào thành’ để thi hành sứ vụ của mình. Tuy nhiên, cuối trình thuật lại nói về một đoàn lũ ‘dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Ngài’. Ở đây, chúng ta lại nhận ra tính cách lạ lùng trong kế hoạch của Thiên Chúa: khi sứ mạng tông đồ tưởng chừng như vô vọng, hoặc khi đời ta rơi vàotình trạng bế tắc, thì chính lúc đó, Thiên Chúa lại vạch ra cho ta chân trời của hy vọng, lại đặt vào tay ta chìa khóa để mở ra những cánh cổngvới những sứ vụ khác.Đây cũng là điều chúng ta thường hay nói với nhau: Chúa luôn viết những nét thẳng ngay trên những đường cong đối với những ai tin tưởng nơi Ngài. Nó không phải là những lý thuyết hão huyền, nhưng trước hết là kinh nghiệm đến từ những giây phút sáng tạo trời đất, khi Thiên Chúa mở lối cho ân sủng đi vào lòng người qua Lời Hứa cứu chuộc, là kinh nghiệm lam lũ về cuộc sốngcủa dân Chúa trong sa mạc bốn mươi năm trường, là nước mắt và máu của các vị thánh tử đạo, là tâm lòng của những kẻ luôn ngước nhìn và đặt hy vọng vào Thiên Chúa giữa trăm chiều thử thách,…
Xin Chúa giúp cho chúng ta có được kinh nghiệm ấy thấm nhuần trong đời sống đức tin.Xin Ngài giúp chúng ta bắt đầu bước đi trong những thử thách gian nan với niềm xác tín về tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Xin cho chúng ta biết đặt tất cả những hoài bão, những hy vọng, vinh quang lẫn thất bại nơi Chúa. Lúc ấy, chúng ta sẽ ung dung bước đi trong cuộc đời vì tin rằng: chúng ta được Chúa xót thương.
[/loichua]