Thứ Tư sau Chúa Nhật 25 Thường Niên – Ngày 21/09/2016

[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Mt 9, 9-13″ ]

Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: “Hãy theo Ta”. Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?” Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: “Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải hy lễ. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi”.[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]

“Anh hãy theo tôi!” (Mt 9,9a)

Trình thuật Tin mừng hôm nay gợi lên cho chúng ta một khung cảnh chan chứa lòng thương xót của Thiên Chúa. Một người thu thuế đang có cuộc sống của riêng mình, và thật tình cờ, Chúa Giêsu đã đến và đảo lộn cuộc đời ông với lời mời gọi : “Anh hãy theo tôi” (Mt 9,9). Một lời mời gọi khiến ông ngỡ ngàng và thậm chí có thể làm mọi người bất bình : “Tại sao Chúa lại chọn ông, một người thu thuế tội lỗi, bị mọi người thù ghét và khinh bỉ?” . Đấy phải chăng cũng là câu hỏi mà nhiều lần chúng ta đã đặt ra khi suy gẫm về ơn gọi của mình. Chúng ta từng cảm thấy mình bất xứng mà thưa lên như ngôn sứ Giêrêmia khi được gọi : “Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!” (Gr 1,6). Chúng ta từng run sợ vì nhận ra mình yếu hèn như chính Thánh Phêrô: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” (Lc 5,8). Và rồi, chúng ta trưng dẫn thật nhiều lý do để khỏi phải dấn thân. Thế nhưng, Chúa lại chấp nhận trọn vẹn con người chúng ta với tất cả những giới hạn và yếu đuối. Điều Chúa đòi hỏi là lời đáp trả dứt khoát và tin tưởng như Matthêu : “Ông đứng dậy đi theo Người” (Mt 9,9b). Một lời đáp trả không do dự, không cần lời giải thích, theo Ngài để làm gì hay được gì, nhưng dám đặt, dám phó thác cả tương lai phía trước vào Chúa.

Trong Năm thánh Lòng thương xót, người kitô hữu được mời gọi để có trái tim “chạnh lòng thương” của Chúa. Giữa một thế giới vàng thau lẫn lộn, thật giả khó phân biệt, bị ảnh hưởng bởi tình trạnThế nhưng, dẫu biết theo Chúa là tin tưởng và phó thác hoàn toàn nhưng nhiều khi chúng ta vẫn cảm thấy đau khổ và trống vắng : “Sao con cứ phải đau khổ hoài, mang vết trọng thương hết đường cứu chữa? Phải chăng đối với con, Ngài chỉ là ngọn suối trong ảo mộng, là dòng nước mơ hồ?” (Gr 15,18). Dẫu biết theo Chúa là từ bỏ và hy sinh, nhưng lắm lúc chúng ta lại nghi ngờ về quyết định mạo hiểm của mình : “Thầy coi, chúng con đã từ bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” (Mt 19,27). Những lúc đó, chúng ta hãy nhớ lại Lời Chúa qua sách Huấn Ca : “Nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa, thì con hãy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách. Hãy giữ lòng ngay thẳng và cứ kiên trì, đừng bấn loạn khi con gặp khốn khổ. Hãy bám lấy Ngài chứ đừng lìa bỏ” (Hc 2,1-3).

Lạy Chúa, nhiều lúc con cảm thấy đắn đo khi bước theo Ngài, bởi điều đó đồng nghĩa với việc tự nguyện dấn bước vào con đường hẹp, một con đường đầy rẫy những thử thách và chướng ngại, trong khi bản thân còn biết bao yếu đuối. Nhưng lạy Chúa, xin giúp con dám can đảm chọn Chúa, vì chỉ nơi Chúa, con mới cảm nếm được tình yêu và hạnh phúc thực sự.

[/loichua]

Comments are closed.