Thứ Sáu Tuần III Thường Niên – Ngày 28/01/2022

[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Mc 4, 26-34″]

Người nói: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu : trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa.” Rồi Người lại nói : “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được ? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.” Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.

 

[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]

HẠT GIỐNG TRỔ SINH

.

Chúa Giêsu giảng dạy về Nước Trời bằng dụ người ngôn hạt giống được gieo, hạt giống nảy mần, cây mọc lên và chờ đến mùa gặt. Cả hai dụ ngôn đều có chung một biểu tượng là sự nảy mầm, là sức mạnh của sự sống phát sinh. Chính Chúa Giêsu là Người đi gieo giống, hạt giống là Lời Chúa, là Tin Mừng được rao giảng. Hạt giống Tin Mừng ấy đã được gieo trong thế giới, trong tâm hồn người nghe. Điều kỳ diệu là hạt giống đã trổ sinh và đang âm thầm lớn lên cho đến ngày “nặng trĩu hạt.”

Qua dụ ngôn hạt giống trổ sinh, Chúa Giêsu đã tiên báo cho chúng ta về sức mạnh không thể chống lại của Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa được ví như hạt cải, loại hạt nhỏ bé, nhưng khi được gieo, nó mọc lên và trở thành cây lớn. Chúa Giêsu muốn chúng ta đặt niềm tin tưởng vào sự thành công cuối cùng của Nước Thiên Chúa. Khi bắt đầu sứ vụ, Chúa Giêsu chỉ chọn gọi 12 Tông đồ, từ Nhóm Mười Hai này hạt giống là Lời Chúa đã lan tràn và mở rộng trên khắp mặt đất. Điều đó chứng tỏ Thiên Chúa vẫn âm thầm hoạt động và hướng dẫn lịch sử nhân loại. Vậy chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi, phải tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa, Người sẽ dẫn đưa lịch sử đến mức thành toàn.

Hạt giống là Lời Chúa vẫn đang mọc lên, con người phải tin tưởng chờ đợi ngày Nước Thiên Chúa thành toàn. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều người ngày nay đang mất niềm tin vào Thiên Chúa, họ tự tin và thỏa mãn với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, của công nghệ 5G, của kỹ thuật cấy tạo GEN, của trí tuệ nhân tạo… họ tưởng rằng con người có thể làm được mọi sự mà không cần đến Thiên Chúa. Nhưng khi đại dịch Covid-19 bùng lên, người ta mới cảm thấy bất lực và khiếp sợ. Là những người Kitô hữu, những người được nghe rao giảng Lời Chúa, chúng ta phải tin tưởng rằng Thiên Chúa luôn hiện diện và hướng dẫn lịch sử nhân loại, kể cả trong lúc tuyệt vọng. Chúng ta đừng chỉ biết nói về đại dịch với nỗi run sợ và sự chết chóc, nhưng chúng ta cần phải nhận ra được bàn tay Thiên Chúa vẫn đang hoạt động tích cực trong thế giới. Nhìn vào thực tế: Việc dãn cách xã hội lại khiến con người gần nhau hơn; Nhiều người phải làm việc và học tập ở nhà, do đó họ có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình hơn; Covid làm cho nhịp sống hối hả của thế giới dường như bị kéo chậm lại, để chúng ta có thời gian nhìn ngắm sung quanh và nhìn lại bản thân mình hơn; Covid cũng khiến cho các công ty, nhà máy, các phương tiện giao thông phải tạm ngưng hoạt động, và do đó bầu khí quyển Trái Đất đã được phục hồi lại rất nhiều, các nhà khoa học của Dự Án Carbon Toàn Cầu cho rằng lượng khí độc CO2 thải ra môi trường đã giảm gần 5%, giảm nhiều nhất kể từ sau thế chiến thứ II… Chính vì những lý do đó mà chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa trong lịch sử loài người.

Xin Chúa giúp chúng ta đừng để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa, nhưng biết tin tưởng và cộng tác vào bàn tay Chúa đang dẫn dắt lịch sử đến ngày thành toàn, ngày mà “bông nặng trĩu hạt.” Hãy đến với Chúa và cầu xin, Chúa sẽ gieo vào lòng chúng ta điều Người muốn.

[/loichua]

Comments are closed.