Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Người lên tiếng bảo: “Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê đó bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế; nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”. Người còn nói với họ dụ ngôn này: “Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: Kìa, đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!” Nhưng anh ta đáp rằng: “Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân: may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi”. Ðó là lời Chúa.[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]
“Người làm vườn đáp : ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi” (Lc 13, 8-9).
Bằng nhận định khách quan về các sự kiện được đề cập đến trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã đưa ra một lời cảnh tỉnh: “nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy” (Lc 13,3). Với dụ ngôn cây vả không sinh trái sẽ bị chặt đi, Chúa Giêsu cho thấy tính khẩn thiết của việc hoán cải và trở về với Thiên Chúa. Tuy thế, ở đây ta thấy hiện lên dung mạo một Thiên Chúa nhẫn nại và giàu lòng xót thương: án phạt đã được ban ra như “cái rìu đã để sát gốc cây” (x. Lc 3, 9), nhưng Người vẫn cho chúng ta cơ hội: “Xin cứ để nó lại năm nay nữa” (Lc 13, 8).
Qua các biến cố trong cuộc đời, Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi con người hoán cải và trở về với Người. Thế nhưng, con người thường phớt lờ sứ điệp yêu thương ấy. Dẫu thế, giữa cuộc đời nổi trôi của ta, tiếng Chúa vẫn khẽ vang vọng, mời gọi và thôi thúc tự trong lòng ta. Tiếng gọi ấy nói lên lòng thương xót và nhẫn nại bao la của Thiên Chúa, được cụ thể hóa nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng không ngừng chuyển cầu cho ta trước nhan Thiên Chúa và quan phòng dẫn dắt ta như hình ảnh người làm vườn kiên nhẫn chăm bón cho cây vả không sinh trái. Ước mong trái tim chúng ta biết thổn thức để mau chóng nhìn lại bản thân, chân nhận những khuyết điểm và quyết tâm sửa đổi để được “ở lại trong tình thương của Chúa” (x. Ga 15, 9) – Đấng giàu lòng xót thương.
Lạy Chúa, chúng con cứ luôn phạm tội còn Chúa thì cứ mãi chờ đợi chúng con hoán cải và trở về. Chúa săn sóc chúng con thật nhiều, thế mà chúng con lại không cộng tác tích cực với ân ban của Chúa. Xin Chúa thương tha thứ cho sự vô ơn và cứng lòng của chúng con. Xin giúp chúng con thành tâm hoán cải và can đảm làm mới lại đời sống mình vì tin tưởng vào tình yêu bao dung của Chúa và ước muốn chia sẻ tình yêu đó cho anh chị em mình. Amen.
Năm 1807, thánh Antôn Maria Claret chào đời tại Sallent nước Tây Ban Nha trong một gia đình đạo đức, gương mẫu. Gia đình của thánh nhân luôn họa lại mẫu của gia đình thánh gia nơi đó chúa Giêsu, mẹ Maria và thánh cả Giuse đã sống hòa thuận, thánh thiện và nêu gương sáng tuyệt đối. Ngay từ nhỏ, thánh nhân đã có lòng tôn kính Ðức Trinh Nữ Maria và Bí tích thánh Thể. Lên 15 tuổi, Ngài đã sớm giã từ bút nghiên để giúp cha mẹ buôn bán……xem tiếp
[/loichua]