Thứ Ba sau Chúa Nhật 2 Mùa Chay – Năm C

Lời Chúa: Mt 23, 1-12

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ rằng: “Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy, vì thế họ nới rộng thẻ Kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là “thầy”. Phần các ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi là thầy, vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là cha, vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời. Các ngươi cũng đừng bắt người ta gọi là người chỉ đạo, vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Ðức Kitô. Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”.


Suy niệm

“Đức Giêsu nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng: ‘các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm…” (Mt 23,1-3tt).

Không biết tự bao giờ, giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã khép mình trong suy nghĩ ích kỷ, kiêu căng, tham lam, bất chính để gầy dựng nên một Thiên Chúa rất xa con người. Dân chúng có cảm tưởng Thiên Chúa đã khép kín từ tâm, quên thương xót họ và đời sống đạo là một mớ luật lệ nặng nề. Ý thức và tâm tình tôn giáo của dân chúng trở nên nhạt nhòa, gượng ép, chiếu lệ, chỉ còn lại vẻ hào nhoáng bên ngoài tô đậm chất tư tế phải được kính trọng cung phụng: đeo những dãi kinh to lớn, thích mặc tua áo dài, thích được gọi “rabbi” và tới đâu cũng loay hoay tìm chỗ nhất ngồi. Thế nên, dân Do Thái khao khát quay về thuở xưa, lúc họ sống thân tình với Chúa trong sa mạc để thờ phượng Thiên Chúa giàu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân.

Niềm mong mỏi và hy vọng ấy đã được đền đáp cách xứng đáng bởi Chúa Giêsu – Đấng là Đường, là Sự Thật xuống ở với loài người để giúp con người tìm lại đời sống tâm linh với nền phụng tự: thờ phượng Thiên Chúa trong Thần Khí và sự thật. Chúa Giêsu là dung nhan lòng thương xót của Chúa Cha: anh em chỉ có một Thầy, một Cha trên trời, một Đấng giảng đạo – Đấng hằng yêu thương và lắng nghe con cái nài van. Ngài “chống lây lan” ngẫu tượng bằng con đường thập giá để giúp con người nhận ra Tình Yêu của Thiên Chúa, mà loại bỏ suy nghĩ tôn giáo phàm tục. Ngài đập tan xích xiềng khóa chặt Thiên Chúa trong suy nghĩ của con người bằng việc Ngài thương cảm, bao dung. Nơi thập giá Chúa Giêsu, chúng ta học biết và tìm thấy một Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người; một Thiên Chúa đáng chúng ta thờ phượng tôn vinh.

Lạy Chúa, xin cho mùa chay Thánh này giúp chúng con tìm về bên Chúa là nguồn an ủi đích thực; cho chúng con thật lòng đón nhận được ơn cứu độ mà Chúa đã đánh đổi bằng chính giá máu của Chúa. Xin giúp chúng con sám hối và tôn thờ duy một mình Chúa. Amen.


Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo

Thánh nhân chào đời vào thời Vespasianô năm 70 và Ngài đã trở lại đạo công giáo ngay từ hồi còn nhỏ bé. Thánh nhân là đệ tử thân tín của thánh Gioan tông đồ. Ngài được thánh Gioan phong giám mục thành Smyrne. Thánh nhân có trí thông minh, lòng quảng đại và tính can đảm, óc cầu tiến, nên khi bàn về những qui định về cử hành lễ phục sinh. Thánh nhân đã đi Roma để triều yết Đức Giáo Hoàng và bàn hỏi nhiều vấn đề quan trọng của Giáo Hội. Lúc đó Hoàng Đế Antonin le Pieux đang trị vì Roma. Thánh nhân có sức thu hút mãnh liệt vì thế Ngài đã đưa nhiều người lạc giáo thuộc nhóm Marcion và Valentin về với Giáo Hội. Do đó, có rất nhiều người căm ghét Ngài. Chính vì thế khi cuộc cấm cách bắt bớ đạo Chúa nổi dậy thời kỳ thứ tư tính từ thời Néron trong các triều Marc Antonin và Lucius Aurélius Commode, thánh nhân bị bắt và bị ném vào lửa ở Smyrne…….xem tiếp


Comments are closed.