Trong Kinh Thánh không ít lần nhắc đến việc sử dụng lời nói một cách khôn ngoan (Gv 3,7; Hc 32,8-9; Cn 13,3; Tv 140,3…). Theo như Thánh Giacôbê đã nói: “ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo và có khả năng kiềm chế bản thân” (Gc 3,2). Vì thế, Thánh Giacôbê đã dành hẳn chương 3 để bàn về vấn đề này, Ngài nói về lợi hại của cái lưỡi nhỏ bé nơi con người.
Trong phạm vi bài viết này, xin được trình bày các cách thế trong việc sử dụng lời nói được Thánh Giacôbê nhắc đến tản mạn trong thư của Ngài, gồm cả thảy là 5 chương. Xin được nêu ra đây:
1. Đừng “ham làm thầy thiên hạ” (Gc 3,1)
Thiển nghĩ, đó là khi tâm ta không trong sáng và miệng lưỡi ta không trong sạch.
2. Chớ huênh hoang
Dùng môi miệng để “huênh hoang làm những chuyện to lớn” (Gc 3,5)
3. Tránh nói xấu nhau
“anh em đừng nói xấu nhau. Ai nói xấu hoặc xét đoán anh em là nói xấu và xét đoán lề luật” (Gc 4,11)
4. Biết khiêm tốn lắng nghe
“…mỗi người hãy mau nghe, đừng vội nói và khoan giận” (Gc 1,19)
“hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào lòng anh em…” (Gc 1,21)
5. Hãy có lòng đạo đức chân thực
“ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi là tự dối lòng mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão. Có lòng đạo đức tinh tuyền…là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân, và giữ mình cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian” (Gc 1,26-27)
6. Cẩn tắc trong lời nói
“anh em hãy nói năng và hành động như những người sẽ bị xét xử theo luật tự do” (Gc 2,12)
7. Dùng chính đời sống để minh chứng thay vì nhiều lời
“hãy dùng lối sống tốt đẹp để chứng tỏ rằng: những hành động của họ phát xuất từ lòng hiền hậu và đức khôn ngoan” (Gc 3,13)
8. Luôn thành thực trong lời nói
“nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’, như thế anh em sẽ không bị xét xử” (Gc 5,12)
Josaphat Lê Bá Nam
Khóa 9 – ĐCV Xuân Lộc