Giáo Dục Nhân Bản – Bài 2 – LÀM VIỆC

GIÁO DỤC NHÂN BẢN – Bài 2 – LÀM VIỆC

I-  Lao động: Làm việc

    Lao động: chính là làm việc có ý thức nhằm cải tạo thiên nhiên, tạo ra những sản phẩm vật chất hay tinh thần, góp phần đem hạnh phúc cho con người, xã hội.

    Có loại lao động: lao động chân tay và lao động trí óc. Cả hai đều có giá trị ngang nhau, không thể khinh thường loại nào, vì cả hai đều góp phần xây dựng cho cuộc sống văn hóa của con người.

  •     Giá trị tự nhiên (nhân bản):làm việc nhằm mục dích để sinh tồn và văn hóa. “Tay làm, hàm nhai”, có làm mới có ăn! Từ cuộc sống ấm no, đầy đủ, con người muốn sống cao hơn, tốt hơn, nảy sinh ra lao động có nghệ thuật, khoa học, phát sinh các nền văn hóa, văn minh khác nhau.
  •     Giá trị siêu nhiên: làm việc là định luật của cuộc số Thiên Chúa luôn làm việc (Quan phòng). Qua lao động, con người được mời gọi cộng tác với Thiên Chúa. Nhờ lao động, ta tiếp tục công trình sáng tạo của Chúa, làm cho thế giới nên hoàn thiện hơn.
  •     Giá trị cứu độ: ý thức qua lao động, ta góp phần cứu rỗi bản thân và thế giới: khi lao động, ta cầu nguyện, liên kết với Chúa, để việc ta làm được đồng hóa với sức mạnh sáng tạo của Chúa. Nhờ lao động ta có khả năng tin tưởng, yêu mến nhiều hơn, phát triển tài năng (nén bạc) Chúa ban để sinh ích lợi cho nhiều người: “Yêu thương là phục vụ.”

II-  Chuyên cần và lười biếng

    Ý nghĩa

    Chuyên cần (diligence) là ham thích làm việc, làm cách mau mắn, vui tươi và kỹ lưỡng.

    Một người chuyên cần là người siêng năng, chăm chỉ học hành, ham làm việc, làm đến hoàn tất.

    Người chuyên cần: thì ham thích làm việc, không ngại mệt nhọc để chu toàn công việc được giao phó.

    Người lười biếng: ham ở không, ngại nhận việc, sợ khó nhọc, sợ trách nhiệm.

    Người chuyên cần: vui vẻ, mau mắn thi hành công việc, tha thiết với công tác.

    Người lười biếng: ơ hờ, trễ nải, lừng khừng không tha thiết công tác.

    Người chuyên cần: làm việc cẩn thận, kỹ lưỡng, làm việc đến nơi đến chốn.

    Người lười biếng: làm cẩu thả, lấy có, lấy rồi, bỏ dở công việc.

III-   Luyện tập chăm chỉ

     Giá trị lao động.

    Chăm chỉ: là chuyên tâm, chú ý vào một động tác, tập trung mọi hoạt động của tinh thần vào một công việc, một đối tượng bên trong hay bên ngoài bản thân.

Ví dụ: chăm chỉ học hành, chăm chỉ cầu nguyện, chú ý một người lạ, chú ý đọc đúng giọng, hiểu lời đọc…

     Lợi ích của chăm chỉ: khi nào ta chuyên tâm, chú ý, chăm chỉ vào một việc, ta mới thực sự tự do và vui vẻ hành động, vì nó xuất phát tự lòng ưa thích, từ những dự định sau khi đã suy nghĩ, chọn lựa và quyết tâm

     Nhờ thế ta dễ dàng đạt đến hoàn tất và thành công. Nhờ được chăm chỉ, ta được sự vui tươi, nhờ đó ta có thể giải quyết mọi sự trắc trở, biến suy nghĩ thành hành động.

     Phương pháp luyện tập: giữ 2 điều:

  •     Bài trừ triệt để mọi tư tưởng tản mác về việc khác: biết mình đang lo ra, chia trí, nên nỗ lực dẹp trừ ngay và dứt khoát.
  •     Quyết chăm chú vào việc đang làm: tận tâm, tận lực lo việc hiện tại, như “chỉ có giây phút hiện tại là quan trọng”

    Châm ngôn: “Chăm chỉ làm một việc thôi và làm tận tình

Kết: Làm việc là quy luật chung trong trời đất. “Chim có cánh để bay, người có tay để làm”. Có chuyên cần làm việc, thì các tài năng Chúa ban mới có cơ hội phát triển.

 Nguồn: http://thuviensdb.org/index.php/he-thong-du-phong/item/115-giao-duc-nhan-ban

Comments are closed.