Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Vài năm trước, con đã tham dự một thánh lễ (không đồng tế), trong đó xảy ra việc là hoàn toàn không có rượu trong chén thánh. Điều này là hiển nhiên khi linh mục nâng chén thánh để uống, ngài nhìn xung quanh và trao chén thánh cho người giúp lễ. Con đã hỏi điều này trong phòng thánh sau đó, và quả thực là chén thánh không có rượu. Con cũng tham dự một thánh lễ khoảng một năm sau đó, ở một thành phố khác, trong đó việc tương tự cũng xảy ra. Trong cả hai trường hợp, rõ ràng là sự tỉnh trí (compos mentis) của linh mục, chứ không phải dị giáo hay ác ý, hay bất cứ điều gì như vậy. Thưa cha, liệu bánh thánh là được truyền phép hợp lệ trong trường hợp này không? Liệu có thể cho các tín hữu rước lễ với bánh thánh này chăng?. – J. M., St. John’s, Newfoundland and Labrador, Canada.
Đáp: Sau rất nhiều năm nhận được các câu hỏi phụng vụ, tôi nghĩ rằng mình thật quá kinh ngạc lần này. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng tôi đã phần nào không bị ảnh hưởng bởi tình huống này. Tôi cảm thấy thật khó hiểu tại sao một linh mục chấp nhận điều dường như là một sự khuất phục, vốn sẽ làm cho hầu hết các tín hữu tin rằng chén thánh đã được truyền phép.
Trường hợp được mô tả là khác với một linh mục mất tập trung, khi ngài quên truyền phép một trong hai hình, hoặc trường hợp ngài chỉ thấy nước trong chén thánh, hoặc rượu đã chuyển thành giấm. Cả hai trường hợp này có thể được khắc phục bằng cách kín đáo đọc lời truyền phép, với rượu mới nếu cần, trước khi cho rước lễ.
Nếu việc cử hành với một chén thánh trống rỗng được thực hiện một cách có chủ ý và hiểu trọn vẹn năng quyền của mình, linh mục đã hành động theo một cách như là nghiêm trọng vi phạm Giáo luật, đặc biệt là Điều 927:
“Cho dù nhu cầu khẩn thiết tột độ, tuyệt đối cấm (nefas est) chỉ truyền phép một chất thể này mà không có chất thể kia, hoặc truyền phép cả hai chất thể ở ngoài Thánh Lễ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Bình luận của Paulist Press về điều luật này là như sau:
“Ý kiến thần học là không phải trong sự thống nhất về việc liệu việc truyền phép chỉ một trong hai hình là đủ cho tính hợp lệ của Thánh lễ. Cả Giáo luật năm 1917 (Điều 817) và Giáo luật mới đều không giải quyết vấn đề về tính hợp lệ, nhưng thay vào đó, cả hai đều sử dụng thẩm quyền của Giáo hội để cấm tuyệt đối việc truyền phép chỉ một trong hai hình trong hoặc ngoài Thánh lễ, hoặc truyền phép cả hai hình ngoài Thánh lễ. Cụm từ ‘tuyệt đối cấm’ (nefas est) truyền tải mạnh mẽ nhất ý muốn của Hội Thánh là duy trì sự toàn vẹn của việc cử hành Thánh lễ và hai hình bánh và rượu. Nhu cầu khẩn thiết tột độ cũng bị loại trừ, chẳng hạn như không có thời gian để cử hành toàn bộ Thánh lễ trong trường hợp một người nguy tử, hoặc thiếu bánh hoặc rượu do chiến tranh hay cuộc bách hại”.
Cần lưu ý rằng cụm từ ‘tuyệt đối cấm’ (nefas est) là rất mạnh và rất hiếm khi được sử dụng trong Giáo luật. Trên thực tế, nó chỉ xuất hiện một lần khác trong Điều 983 §1 liên quan đến việc tuyệt đối cấm tiết lộ những gì được nghe trong tòa giải tội.
Trong Bộ Giáo luật năm 1983, ngôn ngữ mạnh mẽ không đi kèm với bất kỳ hình phạt cụ thể nào đối với các vi phạm. Tuy nhiên, ngày 30-4-2001, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ban hành một tông thư dưới dạng tự sắc “Sacramentorum Sanctitatis Tutela”, vốn cùng với các thay đổi khác nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên, đã đưa thêm Điều 927 vào các tội dành cho Thánh bộ Giáo lý Đức tin cứu xét.
Các quy chế đặc biệt liên quan đến Điều luật này đã được Giáo hoàng Biển Đức XVI cập nhật vào năm 2010 và hiện được đọc như sau:
“Điều 3 §2. Cũng được dành riêng cho Thánh Bộ Giáo lý Đức tin là tội vốn bao gồm việc truyền phép một hình với mục đích phạm thánh, mà không có hình kia, hoặc thiếu cả hai hình, hoặc trong hoặc ngoài Thánh lễ. Ai vi phạm tội này là bị trừng phạt theo mức độ nghiêm trọng của tội, không loại trừ việc sa thải hoặc phế truất”.
Mặc dù tội này được dành riêng cho Thánh Bộ Giáo lý Đức tin xét, khi nó được thực hiện vì một mục đích phạm thánh, nhưng nó vẫn là một tội ác hoặc tội theo giáo luật trong mọi trường hợp.
Nếu có yếu tố, vốn khiến các tín hữu tin rằng một Thánh lễ hợp lệ đã được cử hành, được đưa thêm vào, thì tội ác giả bộ cử hành bí tích (Điều 1379) cũng có thể được tính tới.
Điều gây ra sự bối rối là tại sao một linh mục lại nại đến biện pháp như là “cử hành” với một chén thánh trống rỗng.
Mặc dù, như bạn đọc trên đây nói, sự dị giáo hoặc sự ác ý có thể không có mặt, sự thiếu hiểu biết về tính nghiêm trọng của hành động này không nên được xét đến, bởi vì các linh mục được cho là phải biết giáo luật.
Các rào cản tâm lý sẽ đòi hỏi sự chữa trị đặc biệt, nhưng linh mục sẽ không thể cử hành Thánh lễ, cho đến khi ngài có thể làm như vậy, đúng theo ý muốn của Hội Thánh.
Sẽ không nên có các trở ngại về bản tính thể lý, vì Hội Thánh là rất hào phóng trong việc giúp đỡ các linh mục có nhu cầu đặc biệt.
Một linh mục bị nghiện rượu được phép cử hành hợp lệ bằng cách sử dụng nước nho ép (mustum), vốn không chứa cồn.
Ngay cả khi một linh mục không thể chịu đựng mọi loại quả của cây nho, ngài có thể được phép đồng tế và chỉ rước lễ bằng Mình thánh mà thôi.
Tuy nhiên, ngoại trừ các nhượng bộ đặc biệt này, trong tất cả các Thánh lễ, cần phải có cả hai hình được truyền phép và được linh mục rước hết. Do đó, huấn thị Redemptionis sacramentum (Bí tích Cứu độ) nói như sau:
“97. Mỗi khi linh mục cử hành Thánh Lễ, ngài phải rước lễ tại bàn thờ, vào lúc do Sách Lễ ấn định. Ngược lại, các vị đồng tế phải rước lễ trước khi đi trao Mình Thánh Chúa. Linh mục chủ tế hay đồng tế không bao giờ đợi dân chúng rước lễ xong để mình mới rước lễ.
“98. Việc các linh mục đồng tế rước lễ phải diễn tiến theo các quy tắc được các sách phụng vụ ấn định, bằng cách luôn luôn sử dụng những bánh lễ được truyền phép trong chính cử hành Thánh Lễ]; vả lại, tất cả các vị đồng tế phải luôn luôn rước lễ dưới hai hình. Phải lưu ý rằng, khi linh mục hoặc phó tế trao mình thánh hay chén thánh cho các vị đồng tế, ngài không nói gì, nghĩa là không có đọc những lời: “Mình Thánh Chúa Kitô” hay “Máu Thánh Chúa Kitô” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Mặc dù, như đã đề cập trong phần bình luận được trích dẫn ở trên: “Ý kiến thần học là không phải trong sự thống nhất về việc liệu việc truyền phép chỉ một trong hai hình là đủ cho tính hợp lệ của Thánh lễ”, cá nhân tôi tin rằng các lập luận và thực hành đều hướng đến câu trả lời tiêu cực cho câu hỏi. Nghĩa là, việc truyền phép bánh mang lại sự Hiện diện Thực sự của Đức Kitô, nhưng hy tế Thánh lễ không được cử hành cách hợp lệ vì thiếu cả hai hình.
Chẳng hạn, các sách thần học luân lý từ đầu thế kỷ XX đôi khi đề cập đến vấn đề làm thế nào tiến hành Thánh lễ nếu một linh mục bị bệnh ngay sau khi truyền phép bánh. Câu trả lời chung là rằng một linh mục khác có thể cử hành Thánh lễ tiếp từ thời điểm đó.
Nếu việc này không thể diễn ra ngay lập tức, thì các sách chỉ ra rằng mọi bánh lễ đã được truyền phèp và rượu trong chén thánh chưa được truyền phép sẽ được đặt trong nhà tạm, cho đến khi một linh mục thay thế có thể đến và kết thúc Thánh lễ. Các bánh thánh không được phân phát cho tín hữu rước lễ, cho đến khi hy tế được hoàn thành bởi một linh mục khác rước lễ cả hai hình.
Mặc dù ít nhất là theo như tôi được biết, các thông tin chi tiết như vậy đã không được đề cập trong các tài liệu gần đây, quy trình trên vẫn là giải pháp hợp lý nhất về mặt thần học trong trường hợp như vậy.
Tuy nhiên, vấn đề không phải là trường hợp đặc biệt, nhưng sự việc rằng các điểm lý luận như thế nêu ra tầm quan trọng của việc truyền phép và rước lễ dưới hai hình cho sự toàn vẹn của hy tế Thánh lễ.
Do bản chất nghiêm trọng của vấn đề này, Giám mục giáo phận và / hoặc bề trên Dòng tu cần được thông báo trong mọi trường hợp, để ngài có thể tham gia vào một cuộc điều tra thích hợp và, nếu có thể, giúp linh mục trở lại sự thực hành nghiêm túc và đúng đắn.
Như huấn thị Redemptionis Sacramentum nói rõ:
“178. Vì thế, mỗi khi Đấng Bản Quyền sở tại hay của một Hội Dòng tu sĩ hoặc của một Tu Hội tông đồ biết được, ít nữa là có lẽ thực, về một tội phạm hay một lạm dụng phạm đến Phép Thánh Thể Chí Thánh, thì chính ngài hoặc nhờ một giáo sĩ khác xứng hợp, phải thận trọng điều tra, về các sự kiện, hoàn cảnh, cũng như về khả năng quy trách nhiệm của hành vi.
“179. Những tội phạm nghịch cùng đức tin, cũng như những graviora delicta phạm khi cử hành Thánh Thể và các bí tích khác, phải được giao ngay cho Bộ Giáo Lý Đức Tin “xét xử và, cùng lúc, tuyên bố hay bắt chịu những hình phạt của giáo luật theo các quy tắc của luật chung hay luật riêng”.
“180. Mặt khác, Đấng Bản Quyền phải tiến hành theo các quy tắc của giáo luật, bằng cách áp dụng, nếu có, những hình phạt theo giáo luật, và, đặc biệt, nhớ lại những quy định của điều 1326 của Bộ giáo luật. Nếu là những hành vi nặng, ngài phải thông báo cáo cho Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích” (Bản dịch, như trên). (Zenit.org 12-3-2019)
Nguyễn Trọng Đa