Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, xin cha vui lòng bàn đến vấn đề về các Phó tế vĩnh viễn KHÔNG ĐƯỢC chạm tay hoặc lòng bàn tay vào bàn thờ, ở đầu Thánh lễ, theo cách mà linh mục chúng ta làm. Tôi nhớ lại khi được giảng dạy trong đại chủng viện rằng bởi vìcác Phó tế không phải là thay mặt Chúa Kitô (in persona Christi) ở bàn thờ như linh mục chúng ta là, lòng bàn tay của Phó tế không được xức dầu như chúng ta, và họ cũng không có gì liên quan đến việc cử hành Thánh lễ, nên họ phải tôn kính Bàn thờ ở đầu và cuối Thánh lễ, với hai bàn tay của họ chắp lại, hoặc nếu cần, điềm tĩnh sờ vào dưới bàn thờ ngoài tầm nhìn củacộng đoàn. – D. D., Florida, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi nghĩ rằng cần có một hoặc hai sự phân biệt trước khi giải quyết câu hỏi này.
Trước hết, không có sự khác biệt trong các chức năng phụng vụ giữa các Phó tế vĩnh viễn và Phó tế chuyển tiếp. Thứ hai, chúng ta cần phải phân biệt giữa một qui định phụng vụ hay truyền thống, và các lý do đưa ra để biện minh cho nó.
Nguồn gốc có thể của qui định này, nếu nó hiện đang tồn tại, được tìm thấy trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma. Theo sách lễ nghi của cha Fortescue-O’Connell-Reid:
“Trong khi quỳ ở bàn thờ, chỉ mình chủ tế đặt tay lên bàn thờ khi quỳ” [trang 47].
Các sách khác, chẳng hạn như cuốn Trimeloni bằng tiếng Ý, có các điểm tương tự mặc dù trong chi tiết lớn hơn, nêu thêm các khoảnh khắc khác mà trong đó chủ tế đặt tay lên bàn thờ.
Tuy nhiên, các cuốn sách này không đưa ra lý do cho các qui định cụ thể này.
Do đó, có khả năng rằng quy định đành cho chủ tế chạm tay lên bàn thờ đã được thực hiện trước khi có nghi thức hiện nay. Mặc dù không là phổ quát, thật là phổ biến để nói rằng các Phó tế hôn bàn thờ với đôi tay chắp lại, trong khi linh mục đặt hai bàn tay lên bàn thờ. Ít nhất, một số chưởng nghi giáo hoàng đã hướng dẫn các Phó tế hành động theo cách này.
Tuy nhiên, liệu qui định này thực sự áp dụng cho phụng vụ hiện tại không, và nó có thể được biện minh bằng bất kỳ tài liệu chính thức nào không?
Chúng ta phải nhớ rằng các thay đổi trong phụng vụ đã là nhiều và sâu sắc. Riêng trong lĩnh vực này có dự khôi phục Thánh lễ đồng tế, vốn bao hàm rằng nhiều linh mục hôn và chạm tay vào bàn thờ. Tương tự như vậy, nghi thức hiện tại tiên liệu thầy Phó tế hôn bàn thờ cùng với vị chủ tế. Trong hình thức ngoại thường, chỉ có chủ tế hôn bàn thờ mà thôi. Với các bối cảnh nghi thức khác nhau, thật ngạc nhiên là một luật đặc biệt như vậy vẫn còn áp dụng.
Các qui định hiện hành trong Sách lễ là:
“44. Trong số cử chỉ bao gồm các hành động và cuộc rước, mà theo đó Linh Mục, cùng với Phó tế và các thừa tác viên đi đến bàn thờ; Phó tế mang Sách Tin Mừng hay sách Phúc Âm đến giảng đài, trước khi công bố bài Tin Mừng; các tín hữu mang lễ vật và tiến lên Rước Lễ. Điều thích hợp là các hành động và cuộc rước như thế phải được thực hiện với các trang trí, trong khi các bài hát phù hợp với chúng được hát lên, phù hợp với các qui định dành cho mỗi loại của chúng. […]
“49. Khi họ đến cung thánh, Linh mục, Phó tế, và các thừa tác viên tôn kính bàn thờ với sự cúi mình sâu. Hơn nữa, như một biểu hiện của sự tôn kính, sau đó Linh mục và Phó tế hôn bàn thờ; Linh mục, nếu thích hợp, cũng xông hương Thánh giá và bàn thờ”.
Cả ở đây, cũng như trong bất kỳ phần nào của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, hoặc trong chữ đỏ của cuộc rước nhập lễ, không có chỉ dẫn nào về việc Linh mục hay Phó tế đặt tay ở đâu trong khi hôn bàn thờ. Cũng không có chỉ dẫn nào nói rằng chỉ Linh mục có thể chạm tay vào bàn thờ cả.
Mặc dù không phải là một văn bản chính thức, thật là thú vị để chú ý đến sự giải thích của cuốn “Ceremonies of the Modern Roman Rite, Các nghi thức của nghi lễ Rôma hiện đại” của Đức cha Peter J. Elliott:
“(Số 249) … chủ tế tiến đến bàn thờ và hôn giữa bàn thờ, đặt cả hai tay lên mặt bàn thờ và chắp tay lại khi đứng thẳng. Tốt hơn là ngài hôn bàn thờ ở phía mà ngài sẽ cử hành thánh lễ”.
Mặc dù các chi tiết này không được tìm thấy trong các tài liệu chính thức, chúng là thích hợp với truyền thống và sự thực hành nói chung của nghi lễ Rôma và ý nghĩa phụng vụ đúng.
Sau đó, khi miêu tả cuộc rước vào có cả Phó tế, Đức cha nói:
“(Số 377) … Phó tế đi thẳng đến bàn thờ và đặt Sách Tin Mừng ở trung tâm bàn thờ. Thầy di chuyển sang bên phải và đợi chủ tế (và thầy Phó tế thứ nhì), và cùng nhau hôn bàn thờ”.
Chuyên viên nổi tiếng này không đề cập đến một tư thế khác của bàn tay cho các Phó tế.
Khi người ta nhìn vào các lý do được đưa ra cho sự khác biệt về tư thế này – rằng các Phó tế không hành động thay mặt Chúa Kitô ở bàn thờ, lòng bàn tay của họ không được xức dầu và họ không truyền phép hai hình – vâng, điều đó là đúng. Nhưng dường như là quá mức để biện minh một sự phân biệt rất nhỏ của tư thế, vốn không được đề cập chính thức ở bất cứ nơi nào, đặc biệt là dưới ánh sáng của các cử chỉ, mà chữ đỏ đã tiên liệu, chẳng hạn như cầm Chén thánh với Máu Thánh trong Vinh tụng ca (doxology) cuối cùng của Kinh nguyện Thánh Thể.
Do đó, tôi sẽ kết luận rằng sự thực hành, về phân biệt tư thế của thầy Phó tế và Linh mục liên quan đến việc chạm tay vào bàn thờ, không thể được biện minh bởi các quy định phụng vụ hiện hành. (Zenit.org 29-8-2017)
Nguyễn Trọng Đa