CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN.MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ. Lễ trọng. Lễ trọng. – Ngày 19/06/2022

[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Lc 9,11b-17 “]

Khi ấy, Đức Giêsu nói với đám đông về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa. Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giêsu thưa Người rằng : “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” Đức Giêsu bảo : “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp : “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.” Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giêsu nói với các môn đệ : “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.

 

[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]

THÁP NHẬP VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT

“Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông” (Lc 9,16).

Trong 1 Cr 10,14-21, thánh Phaolô nói rằng như người Do Thái có hy tế của họ, qua đó, khi ăn các hy vật, người ta hiệp thông với chính các hy vật đó, để được vào trong mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa. Cũng thế, các Kitô hữu tham dự trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, hoàn thành một hy tế và đi vào mối quan hệ gần gũi với Đức Kitô . Khi rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng, người Kitô hữu được hiệp thông với Đức Kitô, Đấng giàu lòng thương xót.

Bài đọc một nhắc đến nhân vật Menkisêđê vừa là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao vừa là vua thành Salem. Đây là nhân vật đặc biệt mà tác giả thư Do thái đã nhắc lại khi nói về chức tư tế của Chúa Giêsu: “Trước hết, ông tên là Menkisêđê, nghĩa là “vua công chính”; rồi ông lại là vua Salem, nghĩa là “vua bình an”. Ông không có cha, không có mẹ, không có gia phả, cuộc đời không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Như thế là ông giống Con Thiên Chúa : mãi mãi ông vẫn là tư tế” (Dt 7,2b-3). Như thế Menkisêđê chính là hình ảnh tiên trưng về Chúa Giêsu, vị thượng tế muôn đời đồng thời là vua công chính và bình an. Chức tư tế của Ngài tồn tại muôn đời và vô cùng hiệu lực vì đã mở đường đưa nhân loại đến cùng Chúa Cha . Vị Thượng tế Giêsu dâng lễ vật là chính Ngài lên Chúa Cha. Điều này có nghĩa Ngài vừa là thượng tế vừa là hy vật cho Chúa Cha.

Trong mỗi Thánh lễ, khi rước Giêsu, người Kitô hữu được hiệp thông và được tháp nhập vào sự sông của Chúa Giêsu là hiện thân của lòng thương xót. Chúa đã chạnh lòng thương trước những thiếu thốn tinh thần và thể xác của đoàn dân theo Ngài. Từ chạnh lòng thương ấy, chính Chúa đã nuôi đám người rất đông theo Ngài (x. Mc 6,30-44). Do đó, người Kitô hữu cần ý thức về việc mình được tháp nhập vào với Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể hầu sống lòng thương xót với mọi người là anh chị em trong Chúa. Bên cạnh đó, việc được hiệp thông với Chúa Giêsu- Thượng tế muôn đời, nhắc nhở mỗi người về chức tư tế cộng đồng của mình hầu sống sứ mạng chuyển cầu cho toàn thế giới.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin chúc tụng và ngợi ca tình yêu, lòng thương xót khôn ví của Ngài nơi Bí tích Thánh Thể. Xin ban sức mạnh và tình yêu của Ngài cho chúng con mỗi khi được rước Ngài. Xin giúp chúng con sống ý thức mình được biến đổi và tháp nhập vào Chúa nhờ Bí tích Thánh Thể, hầu sống trọn vẹn chức tư tế cộng đồng của mình và sống lòng thương xót như Chúa là Đấng Thương Xót. Amen.

[/loichua]

Comments are closed.