Chúa Nhật II Mùa Vọng Năm C– Ngày 05/12/2021

[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Lc 3,1-6″]

Đời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa. Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: “Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.

 

[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]

SÁM HỐI ĐỂ ĐÓN NHẬN ƠN CỨU ĐỘ CỦA HÀI NHI GIÊSU

“Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi… Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3,4-6).

Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay cho chúng ta thấy hành trình rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài đi khắp vùng ven sông Giođan “rao giang kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” (Lc 3,3). Nhưng đỉnh điểm trong lời rao giảng của thánh nhân là Ơn Cứu Độ Thiên Chúa ban cho những ai tỏ lóng sám hối, chứ không dừng lại ở việc dìm xuống nước sông Giođan để lãnh nhận ơn tha tội. Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa chính là Hài Nhi Giêsu. Thế nên, lời của thánh Gioan Tẩy Giả thúc bách chúng ta: sám hối để đón nhận Ơn Cứu Độ của Hài Nhi Giêsu.

“Sám hối là cảm thấy đau buồn, chán ghét tội đã phạm và quyết chí chừa cải. Ăn năn là thái độ của sám hối, hối hận vì đã phạm tội, đã xúc phạm đến sự thánh thiện và tình yêu Thiên Chúa, đồng thời khao khát quay về với Thiên Chúa” . Với ý nghĩa này, sám hối là một hành vi thánh thiện và khao khát quay trở về với Thiên Chúa. Chính Ngài đã tạo dựng nên con người, ban cho họ khả năng yêu thương và lương tâm biết hối lỗi trước những hành động sai trái. Do đó, Sám hối thể hiện mối liên thông hai chiều giữa Thiên Chúa và con người. Người ăn năn sám hối được Thiên Chúa đoái thương ban ơn tha tội. Đây cũng là nét chính yếu trong lời rao giảng của Thánh Gioan Tẩy Giả. Qua lời thánh nhân, Thiên Chúa tỏ cho con người thấy: Sám hối không phải là sống trong tâm trạng tuyệt vọng, nhưng là sống tiếp với hy vọng dựa trên Lời Hứa ban Đấng Mêsia. Ngài đến không phải để phán xét vũ trụ và kết liễu con người. Ngài đến mang chung một phận người như bao người, với dáng vẻ một Hài Nhi Giêsu. Nhưng là Đấng Cứu Độ muôn người. Thế nên, mỗi người phải tự kiến tạo, tái thiết con đường sám hối cho riêng mình qua lời của thánh Gioan Tẩy Giả: sám hối để đón nhận Ơn Cứu Độ của Hài Nhi Giêsu.

Sám hối là mở cửa tâm hồn cho Ơn Cứu Độ Thiên Chúa đến. Đón nhận Hài Nhi Giêsu nơi mầu nhiệm Giáng Sinh, chúng ta đừng để tâm hồn mình trở nên sa mạc, nhưng tươi mới trong Lòng Thương Xót cuat Thiên Chúa. Một tâm hồn tan nát dày vò không dừng lại ở việc từ bỏ tính hư tật xấu, nhưng là một tâm hồn biết yêu mến Chúa Giêsu, biết quý trọng sự thiêng thánh nơi tâm hồn và thân xác qua việc lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Một tâm hồn luôn khao khát đến với Bí tích Hòa Giải để đón nhận Ơn Cứu Độ của Chúa Giêsu.

Lời rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả: Sám hối để đón nhận Ơn Cứu Độ của Hài Nhi Giêsu vẫn vang vọng trong tâm hồn suốt Mùa Vọng này. Xin cho chúng ta mau mắn kiến tạo tâm hồn mình thành máng cỏ ấm êm để Chúa Giêsu Hài Nhi nằm.

[/loichua]

Comments are closed.