Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Nước Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. “Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng”. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy. “Ðến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: “Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?” Họ thưa rằng: “Vì không có ai thuê chúng tôi”. Ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta”. “Ðến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: “Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết”. Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng. Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Ðang khi lãnh tiền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: “Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?” Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: “Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?” “Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết”.[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”] Ý lực:
“Phải chăng vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghen tức” (Mt 20,15)
Chia sẻ:
Tin Mừng hôm nay thuật lại dụ ngôn những người thợ được gọi làm vườn nho cho ông chủ vào các giờ khác nhau. Những người thợ được chọn gọi đang khi họ bơ vơ vất vưởng giữa phố chợ ồn ào và tấp nập. Họ được chọn không phải vì khả năng tài giỏi nhưng do ý muốn và tình thương của ông chủ. Trong việc này, ông chủ nắm quyền chủ động còn những người thợ được gọi ở thế bị động. Việc xảy ra là khi tính công cho các thợ làm vườn sau một ngày vất vả, mặc dù đã thỏa thuận với nhau về phần lương bổng nhưng những người thợ được gọi làm các giờ đầu lại ghen tỵ với những người làm giờ sau chót, từ đó dẫn đến việc họ cằn nhằn ông chủ. Theo cách suy nghĩ và hành xử của người đời, họ nghĩ rằng làm nhiều giờ ắt phải được trả công nhiều hơn. Thế nhưng, lối suy nghĩ của họ khác xa với lối suy nghĩ của ông chủ.
“Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,16). Vì thế, Thiên Chúa luôn hành xử dựa trên tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa vượt quá trí hiểu của con người. Con người đâu thể hiểu được Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một Người là Đức Giêsu Kitô (x.Ga 3,16). Quả thật, tình yêu có lý lẽ riêng của nó mà lý trí không sao hiểu được. Hình ảnh ông chủ vườn nho trong dụ ngôn là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa mời gọi mỗi người chúng ta cũng biết đối xử với nhau không phải bằng những so đo tính toán theo kiểu người đời nhưng vươn đến những suy nghĩ và hành xử như Chúa, cụ thể, trong môi trường gia đình, trong các tương quan với hàng xóm láng giềng và trong các môi trường ta được Chúa gửi đến.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa vì tình yêu Chúa dành cho chúng con. Xin cho chúng con cũng biết thực hành lời dạy của Chúa, biết hy sinh phục vụ mọi người với lòng yêu mến, biết dẹp bỏ đi thói so đo và ghen tỵ, để từ đó mọi người có thể tin yêu Chúa vì nhận ra Nước Trời đang hiện diện ngay tại trần gian này. Amen.
[/loichua] [event]Thánh Gioan Euđê, Linh mục [/event] [loichua id=”3″ title=”Lễ Thánh Gioan Euđê”]Thánh Gioan Êuđê sinh tại miền Normandie nước Pháp, thuộc địa phận Sées ngày 14 tháng 11 năm 1601 ở làng Ri. Thoạt đầu, thánh nhân theo học với các cha Dòng Tên tại Caen và sau đó đi vào Đại Học. Được gần gũi các cha Dòng tên, được hun đúc về tình yêu Chúa và phục vụ tha nhân, thánh Gioan Eâuđê muốn đáp trả lại lời mời gọi của Chúa, nhưng gia đình Ngài ngăn cản Ngài trở thành linh mục……xem tiếp
[/loichua]