Thứ Tư Tuần XXII Mùa Thường Niên – Ngày 04/09/2024

[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Lc 4,38-44″]

“Đức Giê-su rời khỏi hội đường, đi vào nhà ông Si-môn. Lúc ấy, bà mẹ vợ ông Si-môn đang bị sốt nặng. Họ xin Người chữa bà. Đức Giê-su cúi xuống gần bà, ra lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến mất: tức khắc bà trỗi dậy phục vụ các ngài. Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn, đều đưa tới Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa họ. Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: “Ông là Con Thiên Chúa!” .Người quát mắng, không cho phép chúng nói, vì chúng biết Người là Đấng Ki-tô. Sáng ngày, Người đi ra một nơi hoang vắng. Đám đông tìm Người, đến tận nơi Người đã đến, và muốn giữ Người lại, kẻo Người bỏ họ mà đi. Nhưng Người nói với họ: “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó.” Và Người rao giảng trong các hội đường miền Giu-đê.”

 

[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]

SỐNG ĐỂ PHỤC VỤ

“Đức Giê-su cúi xuống gần bà, ra lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến mất: tức khắc bà trỗi dậy phục vụ các ngài.” (Mt Lc 4,39)

Triết gia người Đức Heidegger, khi khơi lại vấn nạn hữu thể bằng danh từ Dasein, đã nói rằng hữu thể người là một hiện hữu hiện sinh trong tình trạng bị quăng ném, bị bỏ rơi giữa lòng thế giới. Chính vì thế, hiện hữu Dasein là một tình trạng hiện hữu thiếu hụt và đang trên hành trình tiến về nguồn [1]. Đức cố Giáo hoàng Biển Đức XVI, trong tác phẩm “Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay” khi bàn về nguyên nghĩa của từ ngôi vị, đã nói rằng ngôi vị là hiện hữu có “tương giao, đối thoại và rất mực phong phú”. Như thế, đối với người tín hữu Kitô thì hiện hữu của con người là hiện hữu có ngôi vị, nó siêu vượt sự đơn độc và hướng về tha nhân. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói con người sống để phục vụ.

Thánh sử Luca trình thuật lại cho chúng ta hoạt động chữa lành và rao giảng của Chúa Giêsu. Trong đó có biến cố Chúa chữa lành cho nhạc mẫu ông Phêrô. Khi được Chúa chữa lành xong thì “tức khắc bà trỗi dậy phục vụ các ngài” (c.39). Sau đó Người tiếp tục chữa lành cho nhiều Người và lại đi rao giảng vì chính Người nói Người được sai đi cốt là để làm điều đó (x. c.43).

Sống trên đời, khi chúng làm việc chăm chỉ để kiếm được thật nhiều tiền, chăm sóc cho bản thân để mình được nổi danh, trở thành một “new trend” của xã hội thì đó thực sự không phải là sống. Nhưng khi chúng ta đi ra ngoài, kiếm tìm những người đang cần sự giúp đỡ, chúng ta làm cho cuộc sống của họ tốt hơn, chúng ta có thể tỏa ra những nguồn năng lượng tích cực và giúp cho người khác thay đổi và khi chúng ta cảm thấy rằng nhờ chúng ta mà một ai đó đã không bỏ cuộc trước những khó khăn, thì đó là một ngày, một cuộc đời mà chúng ta nên sống. Đó mới chính là sống và sống để phục vụ. Chính Chúa Giêsu, Người đã dạy và chính Người đã nêu gương sáng cho chúng ta. Chúa thi hành thánh ý Chúa Cha, đi rao giảng và chữa lành bệnh tật. Cụ thể trong bài Tin Mừng, Chúa đã chữa lành và truyền một năng lượng tích cực cho bà nhạc mẫu ông Phêrô, để bà có thể khỏe lại, tiếp tục sống và phục vụ.

Chúa không hứa với chúng ta là cuộc sống này sẽ không có đau khổ, nhưng Chúa hứa giúp chúng ta vượt qua nó và thập giá kia là hiện thân của lời hứa đó. Như thế, chúng ta sống giữa đời hiện sinh nhưng luôn được nâng đỡ bởi Chúa và tha nhân, chứ không là một con người bị quăng ném, bị bỏ rơi vào thế giới. Chính vì thế, chúng ta được mời gọi sống cho ra sống, và sống để phục vụ như Chúa đã từng.

Lạy Chúa, xin Chúa ban ơn giúp chúng con vượt thắng sự đơn độc để sống như những gì Chúa đã thiết định nơi chúng con, đó là sống với nhau, cho nhau, vì nhau hay nói cách khác là sống để phục vụ.

 

[1] x.https://sjjs.edu.vn/tim-hieu-khai-niem-luong-tam-cua-martin-heidegger.

[/loichua]

Comments are closed.