[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Mt 1, 1-17″]
Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara bởi bà Thamar; Phares sinh Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít. Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Roboam; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manasse; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon. Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Salathiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô. Vậy, từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.
[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]
NGUỒN GỐC VÀ SỨ MẠNG CỦA ĐỨC GIÊSU
“…gia phả Đức Giêsu Kitô, con vua Đavít, con tổ phụ Ápraham” (Mt 1, 1)
Dân gian Việt Nam có câu: “Con người có cố có ông, như cây có cội như sông có nguồn” (khuyết danh). Lời ca dao cũng nhắc nhớ ta rằng, là con người ai ai cũng có dòng tộc, tổ tiên. Vì thế nhờ dòng tộc, ta cũng biết được nguồn gốc, xuất xứ và quyền thừa kế của người được mang tên. Thánh Mattheu với Lời Chúa hôm nay cũng giới thiệu cho độc giả biết về nguồn gốc của Đức Giêsu. Qua thánh Giuse, Người là con vua Đavid, nhưng sâu xa hơn, Người còn thuộc nguồn gốc Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ.
Người Do thái luôn coi tiền nhân là quan trọng nên có thói quen viết lại và gìn giữ gia phả kỹ lưỡng, đặc biệt là dòng dõi thuộc các vua , vì gia phả sẽ chứng tỏ sự liên tục lời hứa của Thiên Chúa. Thánh Matthêu viết gia phả Đức Giêsu tuy theo truyền thống Do thái, nhưng lại muốn độc giả, là những người Kitô hữu gốc Do thái, tin rằng: Đức Giêsu chính là Đấng mà tổ phụ Giacob trong sách Sáng thế đã nói đến: “Phủ việt sẽ không cất khỏi Giuđa, gậy chỉ huy không rời khỏi chân nó, cho đến lúc Đấng thiên sai ngự đến, là Đấng chư dân đợi trông”(St 49,10). Quả thế, nơi Đức Giêsu, lời hứa của Thiên Chúa không những được dành lại cho Người, nhưng chính Người sẽ thực hiện lời hứa ấy . Người sẽ thừa kế ngai vàng vua David, tổ tiên Người, đồng thời Người cũng thiết lập vương triều Đavid mới, vương triều của Thiên Chúa. Vương Triều này sẽ triển nở sự công chính và nền hòa bình viên mãn cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng .
Thật thế, vào thời Chúa Giêsu, một số người đã luôn trông mong về một vị vua mạnh mẽ và uy lực như vua Đavít, có thể thống nhất Israel, giải thoát dân khỏi cảnh đô hộ của người La mã bấy giờ. Tuy nhiên, sứ mạng làm Vua của Đức Giêsu lại nghiêng về sự thanh tẩy tội lỗi và thánh hóa con người, như lời của Ca vịnh trong trích đoạn: “Tiếng kêu từ vực thẳm” diễn tả: “chính Người sẽ cứu chuộc Israel, cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Tv 130, 8). Vì vậy, niềm tin về một Thiên Chúa cứu độ giờ đây đã mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Không dùng chính trị, quân sự để củng cố lại vương triều của tổ tiên Đavid, nhưng bằng tình yêu hiến mình, Đức Giêsu đã đưa con người hữu hạn đến Vương triều Thiên Chúa vô biên. Nhờ đó, con người không chỉ được phục hồi phẩm giá, mà còn được nâng lên (X. GLHTCG, số 412), thông phần vào bản tính Thiên Chúa (2Pr 1,4). Sự hiệp thông này không làm hòa tan đến nỗi mất bản tính con người, nhưng là sự kết hiệp nên một với Đức Giêsu_Con Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần, mà ta có thể kêu lên với Chúa Cha cách thân thương rằng: Abba, Cha ơi! (Rm 8,15).
Thật vậy, qua nhân tính của Đức Giêsu mà chúng ta thuộc về Người và Người thuộc về chúng ta. Điều này cho thấy, việc Đức Giêsu_ Con Thiên Chúa hạ cố vào thế gian được xem là một bước ngoặt đặc biệt của lịch sử loài người. Từ nay, Người trở thành Đấng Siêu Việt không chỉ cho dân Israel, nhưng còn cho mọi dân tộc khác nữa. Khai mở một ý nghĩa mới nơi cuộc sống con người, giúp con người có hướng đi, có niềm hy vọng là Nước Trời chứ không mù mờ, vô định.
Trong tâm tình hiệp thông với việc chuẩn bị cho Đấng Cứu thế đến lần thứ nhất, chúng ta được mời gọi hãy làm bừng sáng niềm khao khát mong mỏi Người đến lần thứ hai (x. GLHTCG, số 524). Vì Thiên Chúa, qua Đức Kitô, lịch sử cứu độ đã được hoàn tất, vương quyền vĩnh viễn trên toàn vũ trụ được thiết lập, cánh chung được khởi sinh. Vậy nếu ta đang sống giây phút cánh chung lúc này bằng việc kết hợp nên một với Đức Kitô, qua đời sống ân sủng và Bí tích nhờ Thánh Thần, thì ta đang sống mùa vọng với tâm tình tỉnh thức để chờ ngày Đức Kitô_ Vua vũ trụ sẽ lại đến trong vinh quang. Lúc ấy, Ngài sẽ cho thân xác ta sống lại để hưởng hạnh phúc vĩnh cửu, như lời xác tín của Thánh Phaolo rằng: “chúng ta vẫn còn phải rên siết như các tạo vật, trong khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử và ơn cứu độ thân xác chúng ta” (Rm 8,23).
Thánh Irênê nói rằng: “Con Thiên Chúa trở nên Con Người, để con người khi kết hợp với Ngôi Lời, thì được làm con Thiên Chúa” . Xin cho mỗi chúng ta nhận thấy giá trị ơn cứu độ mà ta đã lãnh nhận qua Bí tích Rửa Tội, để trong Đức Kitô, ta ý thức mình là con Thiên Chúa, là người đồng hương với các thánh, thuộc gia đình của Thiên Chúa (x. Ep 2,19), chúng ta cũng biết sống sứ vụ loan báo Nước Chúa cho mọi người ngõ hầu làm Danh Chúa được cả sáng, Nước Chúa hiển trị, ý Chúa được thành sự trên mỗi chúng ta. Amen.
[/loichua]
[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Mt 1, 1-17″]
Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara bởi bà Thamar; Phares sinh Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít. Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Roboam; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manasse; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon. Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Salathiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô. Vậy, từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.
[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]
NGUỒN GỐC VÀ SỨ MẠNG CỦA ĐỨC GIÊSU
“…gia phả Đức Giêsu Kitô, con vua Đavít, con tổ phụ Ápraham” (Mt 1, 1)
Dân gian Việt Nam có câu: “Con người có cố có ông, như cây có cội như sông có nguồn” (khuyết danh). Lời ca dao cũng nhắc nhớ ta rằng, là con người ai ai cũng có dòng tộc, tổ tiên. Vì thế nhờ dòng tộc, ta cũng biết được nguồn gốc, xuất xứ và quyền thừa kế của người được mang tên. Thánh Mattheu với Lời Chúa hôm nay cũng giới thiệu cho độc giả biết về nguồn gốc của Đức Giêsu. Qua thánh Giuse, Người là con vua Đavid, nhưng sâu xa hơn, Người còn thuộc nguồn gốc Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ.
Người Do thái luôn coi tiền nhân là quan trọng nên có thói quen viết lại và gìn giữ gia phả kỹ lưỡng, đặc biệt là dòng dõi thuộc các vua , vì gia phả sẽ chứng tỏ sự liên tục lời hứa của Thiên Chúa. Thánh Matthêu viết gia phả Đức Giêsu tuy theo truyền thống Do thái, nhưng lại muốn độc giả, là những người Kitô hữu gốc Do thái, tin rằng: Đức Giêsu chính là Đấng mà tổ phụ Giacob trong sách Sáng thế đã nói đến: “Phủ việt sẽ không cất khỏi Giuđa, gậy chỉ huy không rời khỏi chân nó, cho đến lúc Đấng thiên sai ngự đến, là Đấng chư dân đợi trông”(St 49,10). Quả thế, nơi Đức Giêsu, lời hứa của Thiên Chúa không những được dành lại cho Người, nhưng chính Người sẽ thực hiện lời hứa ấy . Người sẽ thừa kế ngai vàng vua David, tổ tiên Người, đồng thời Người cũng thiết lập vương triều Đavid mới, vương triều của Thiên Chúa. Vương Triều này sẽ triển nở sự công chính và nền hòa bình viên mãn cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng .
Thật thế, vào thời Chúa Giêsu, một số người đã luôn trông mong về một vị vua mạnh mẽ và uy lực như vua Đavít, có thể thống nhất Israel, giải thoát dân khỏi cảnh đô hộ của người La mã bấy giờ. Tuy nhiên, sứ mạng làm Vua của Đức Giêsu lại nghiêng về sự thanh tẩy tội lỗi và thánh hóa con người, như lời của Ca vịnh trong trích đoạn: “Tiếng kêu từ vực thẳm” diễn tả: “chính Người sẽ cứu chuộc Israel, cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Tv 130, 8). Vì vậy, niềm tin về một Thiên Chúa cứu độ giờ đây đã mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Không dùng chính trị, quân sự để củng cố lại vương triều của tổ tiên Đavid, nhưng bằng tình yêu hiến mình, Đức Giêsu đã đưa con người hữu hạn đến Vương triều Thiên Chúa vô biên. Nhờ đó, con người không chỉ được phục hồi phẩm giá, mà còn được nâng lên (X. GLHTCG, số 412), thông phần vào bản tính Thiên Chúa (2Pr 1,4). Sự hiệp thông này không làm hòa tan đến nỗi mất bản tính con người, nhưng là sự kết hiệp nên một với Đức Giêsu_Con Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần, mà ta có thể kêu lên với Chúa Cha cách thân thương rằng: Abba, Cha ơi! (Rm 8,15).
Thật vậy, qua nhân tính của Đức Giêsu mà chúng ta thuộc về Người và Người thuộc về chúng ta. Điều này cho thấy, việc Đức Giêsu_ Con Thiên Chúa hạ cố vào thế gian được xem là một bước ngoặt đặc biệt của lịch sử loài người. Từ nay, Người trở thành Đấng Siêu Việt không chỉ cho dân Israel, nhưng còn cho mọi dân tộc khác nữa. Khai mở một ý nghĩa mới nơi cuộc sống con người, giúp con người có hướng đi, có niềm hy vọng là Nước Trời chứ không mù mờ, vô định.
Trong tâm tình hiệp thông với việc chuẩn bị cho Đấng Cứu thế đến lần thứ nhất, chúng ta được mời gọi hãy làm bừng sáng niềm khao khát mong mỏi Người đến lần thứ hai (x. GLHTCG, số 524). Vì Thiên Chúa, qua Đức Kitô, lịch sử cứu độ đã được hoàn tất, vương quyền vĩnh viễn trên toàn vũ trụ được thiết lập, cánh chung được khởi sinh. Vậy nếu ta đang sống giây phút cánh chung lúc này bằng việc kết hợp nên một với Đức Kitô, qua đời sống ân sủng và Bí tích nhờ Thánh Thần, thì ta đang sống mùa vọng với tâm tình tỉnh thức để chờ ngày Đức Kitô_ Vua vũ trụ sẽ lại đến trong vinh quang. Lúc ấy, Ngài sẽ cho thân xác ta sống lại để hưởng hạnh phúc vĩnh cửu, như lời xác tín của Thánh Phaolo rằng: “chúng ta vẫn còn phải rên siết như các tạo vật, trong khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử và ơn cứu độ thân xác chúng ta” (Rm 8,23).
Thánh Irênê nói rằng: “Con Thiên Chúa trở nên Con Người, để con người khi kết hợp với Ngôi Lời, thì được làm con Thiên Chúa” . Xin cho mỗi chúng ta nhận thấy giá trị ơn cứu độ mà ta đã lãnh nhận qua Bí tích Rửa Tội, để trong Đức Kitô, ta ý thức mình là con Thiên Chúa, là người đồng hương với các thánh, thuộc gia đình của Thiên Chúa (x. Ep 2,19), chúng ta cũng biết sống sứ vụ loan báo Nước Chúa cho mọi người ngõ hầu làm Danh Chúa được cả sáng, Nước Chúa hiển trị, ý Chúa được thành sự trên mỗi chúng ta. Amen.
[/loichua]