[loichua id=”1″ title=”Lời Chúa: Lc 21, 34-36″]
Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.
[/loichua] [loichua id=”2″ title=”Suy niệm”]
TỈNH THỨC TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU THIÊNG LIÊNG
“Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc 21, 36a)
Sau các lời tiên báo cuộc phán xét Giêsusalem và ngày Con Người, tác giả Tin Mừng kết thúc bằng lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ: hãy tỉnh thức và cầu nguyện.Đây không chỉ là lời mời hướng đến một nếp sống đạo đức, mà còn là lời kêu gọi dấn thân quyết định phần sống còn của linh hồn trong ngày thế mạc.Ở đó, con người được ví như những chiến binh, phải luôn tỉnh thức để dành phần thắng trong cuộc chiến đấu thiêng liêng của đời mình (x.Ep 6)
Mở đầu đoạn Tin Mừng, các môn đệ được mời gọi nhìn thẳng vào những vấn đề hiện tại liên quan đến chính bản thân, đó là các đam mê và những lo lắng của thế gian khiến tâm trí họ hoa trở nên nặng nề và mù tối trước viễn cảnh về Ngày của Con Người. Ở đây, chúng ta nhận ra Chúa Giêsu như một người mẹ dùng lời lẽ dịu hiền đánh thức con cái ra khỏi những giấc mơ vô thực của chúng. Qua đó, Ngài cho thấy sự tỉnh thức là yếu tố quan trọng phải có đối vớinhững người thuộc về Ngài, những kẻ bước đi trong ánh sáng và là con cái của sự sáng. Tới đây, chúng ta nhớ lại âm vang lời của thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Thêxalônica: “Anh em không ở trong bóng tối, để ngày ấy như kẻ trộm bắt chợt anh em. Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối.Vậy chúng ta đừng ngủ mê như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ” (1Tx 5, 4-6).
Thêm vào đó,thức tỉnh và cầu nguyệncòn chứa đựng hàm ý quan trọng là hướngchúng ta tới chân trời của niềm hy vọng.Tác giả kết thúc trình thuật bằng cụm từ “đứng vững trước mặt Con Người” để diễn tả tâm trạng và thái độ của những người trông ngóng “ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8,18);Ngày mà sách Khải Huyền gọi là ngày lớn lao và không ai có thể đứng vững được, trừ những tôi tớ trung kiên của Thiên Chúa, những kẻ từ trong đau khổ lớn lao mà đến. Vì thế, họ được đứng trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong Đền Thờ của Người (x.Kh 7).
Chúa Giêsu trong vườn Giêtsêmani đã phải trải qua một cuộc chiến vô cùng đau đớn.Trong sự tỉnh thức và cầu nguyện, Ngài đã tham dự trước vào trận chiến của ngày thế mạt, cuộc chiến trước cơn thử thách để chọn lựa ý định cứu rỗi của Chúa Cha. Qua đó, chúng ta thấy nổi bật lên hình ảnh của các môn đệ qua lời khuyến cáo của Chúa Giê-su: “Hãy chổi dậy và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ” (Lc 22,46). Đó cũng chính là hình ảnh của mỗi chúng ta, những người còn quá u mê vi thiếu đức tin, đức cậy và đức mến. Lắng nghe lời của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi: “Hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người” (Ep6,10),hãy mang binh giáp vũ khí của Thiên Chúa là chân lý, sự công chính và Lờicủa Ngài (x.Ep 6, 14-17). Nhờ đó, chúng ta được kết hợp với Chúa bằng một đời sống tỉnh thức và cầu nguyện, nhằm đủ sức đương đầu với mọi nguy biến và cạm bẫy của thế gian ngay chính trong đời sống hiện tại này.
Niềm tin vào Chúa Giêsu đòi hỏi phải có sự tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết canh phòng đời sống của mình, cầu nguyện với lòng tin tưởng phó thác, ngõ hầu thần trí, tâm hồn và thân xác của chúng ta được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta quang lâm. (x.1Tx 5,23b)
[/loichua]