Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Là một người mang Sách Tin Mừng trong các Thánh lễ của chúng con, con có vài câu hỏi. Khi Sách đang được mang đi, liệu nó nên được nâng ở độ cao khiêm tốn với bìa hướng ra ngoài hoặc hướng về người đọc sách / người mang sách? Con cũng đọc rằng người ta nên cúi đầu sâu khi đặt Sách Tin Mừng trên bàn thờ. Thưa cha, liệu việc cúi đầu là trước hay là sau khi đặt Sách trên bàn thờ? – R. B., Rockport, Ontario, Canada.
Đáp: Không phải tất cả mọi thứ đều được quy định chi tiết trong các sách phụng vụ. Điều này đặc biệt là đúng với việc như mang Sách Tin Mừng, vốn một điều mới lạ tương đối trong phụng vụ Latinh hiện tại, mặc dù đã có tiền đề lịch sử.
Có một số sách còn sót lại của các phiên bản chép tay tuyệt đẹp của Sách Tin Mừng, để sử dụng cho phụng vụ cho đến khoảng thế kỷ XII. Từ khoảng năm 1200 về sau, quy ước đưa tất cả các bài đọc cho Thánh lễ vào trong Sách Lễ đã dẫn đến sự biến mất thực tế của các Sách Bài đọc riêng rẻ.
Trước khi cuộc cải cách phụng vụ hiện nay tái giới thiệu Sách Bài đọc và sách Tin Mừng như là sách riêng biệt, vị Giám mục địa phương có thể cho phép xuất bản riêng Sách Bài đọc và Sách Tin Mừng, được trích ra từ Sách Lễ cho một số lễ trọng nhất định. Tuy nhiên, điều này là xa với sự thực hành phổ quát.
Phần Giới thiệu Sách Tin Mừng có các chỉ dẫn như sau:
“9. Trong cuộc rước kiệu đầu lễ, phó tế với lễ phục kính cẩn mang Sách Tin Mừng trước mình, để các tín hữu có thể nhìn thấy. Cùng với vị linh mục, thầy thực hiện sự tôn kính thích hợp và đi tới bàn thờ, đặt Sách Tin Mừng lên đó. Phó tế sau đó hôn bàn thờ cùng với linh mục. Trong trường hợp không có phó tế, thầy đọc sách kính cẩn mang Sách Tin Mừng đi rước. Thầy đọc sách đi sau các thầy giúp lễ và các thừa tác viên khác trong cuộc rước. Thầy đọc sách đặt Sách Tin Mừng lên bàn thờ, nhưng thầy đọc sách không hôn bàn thờ.”
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nêu thêm các chỉ dẫn sau đây cho thầy phó tế và người đọc sách mang Sách Tin Mừng:
“A. Thánh lễ không có phó tế
“ Nghi thức đầu lễ
“120. Khi giáo dân đã tập hợp, vị tư tế và các thừa tác viên mặc phẩm phục tiến tới bàn thờ theo thứ tự sau đây:
“a. Người mang bình hương có đốt hương sẵn, nếu có xông hương;
“b. Các thừa tác viên cầm nến và thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác cầm thánh giá đi giữa họ;
“c. Các thầy giúp lễ và các thừa tác viên khác;
“d. Thầy đọc sách, thầy này có thể mang sách Tin Mừng, chứ không phải sách Bài Ðọc, nâng cao lên một chút;
“e. Vị chủ tế. Nếu có xông hương, linh mục sẽ bỏ hương trước khi đi rước, chúc lành bằng dấu thánh giá, mà không nói chi hết.
“B. Thánh lễ có Thầy Phó Tế
“Nghi thức đầu lễ
“172. Hai tay nâng sách Tin Mừng, thầy phó tế đi trước vị tư tế mà tiến đến bàn thờ; nếu không có cầm sách thì thầy đi bên cạnh.
“173. Khi đến bàn thờ, nếu mang sách Tin Mừng, thầy không bái kính, bước lên bàn thờ đặt sách Tin Mừng trên bàn thờ, rồi cùng với vị tư tế hôn kính bàn thờ.
“Nếu không mang sách Tin Mừng, thầy cúi mình sâu chào bàn thờ cùng với vị tư tế, và cùng với ngài hôn kính bàn thờ. Sau đó, nếu có xông hương, thầy sẽ giúp vị tư tế bỏ hương và xông hương thánh giá và bàn thờ”
“D. Những phần việc của thầy đọc sách
“Nghi thức đầu lễ
“194. Khi tiến ra bàn thờ, nếu không có thầy Phó tế, thầy đọc sách, mặc áo được chấp thuận, có thể mang sách Tin Mừng, nâng cao lên một chút; trong trường hợp này, thầy đi trước vị tư tế; còn nếu không, thầy đi với các người giúp khác.
“195. Khi tới bàn thờ, cùng với những người khác, thầy kính cẩn bái chào bàn thờ. Nếu có mang sách Tin Mừng, thầy bước tới bàn thờ, đặt sách Tin Mừng trên bàn thờ Sau đó, thầy cùng với các người giúp khác về chỗ của mình trong cung thánh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang.)
Trong khi rõ ràng là Sách Tin Mừng nên được nâng cao trong đám rước, không có gì chỉ ra hướng của cuốn sách như vậy. Tôi sẽ nói rằng theo thông lệ, mặt trước của cuốn sách hướng ra ngoài về phía mọi người, mặc dù điều này có nghĩa là phải xoay sách khi đến bàn thờ, hầu theo thông lệ của nghi lễ Rôma, Sách nằm ngay trên bàn thờ.
Thật vậy, các gáy quý giá và bìa Sách Tin Mừng thường có trang trí tinh xảo hơn ở mặt trước, chính xác với các cuộc rước khác nhau.
Trong khi các văn bản phân biệt giữa thầy phó tế “đi lên” bàn thờ và thầy đọc sách “đi tới” là không rõ, nếu có bất kỳ việc bao hàm nghi thức nào sẽ đi theo sau. Có lẽ điều đó có nghĩa rằng phó tế thực tế sẽ đi xung quanh bàn thờ trước khi đặt Sách Tin Mừng, và chờ linh mục đến, trong khi thầy đọc sách thường đặt Sách lên bàn thờ từ phía trước. Sự đa dạng của các thiết kế cung thánh làm cho việc này là khó trong việc xác định các thủ tục chính xác cho vấn đề.
Nói chung, một cúi đầu sâu chưa được thực hiện trong khi mang Sách, như được chỉ định đặc biệt cho phó tế. Không có quy tắc nào nói phải cúi đầu sâu sau khi đặt Sách Tin Mừng trên bàn thờ, và phó tế chắc chắn sẽ không làm như vậy vì thầy sẽ hôn bàn thờ với vị linh mục.
Có thể hiểu rằng thầy đọc sách mang Sách Tin Mừng có thể cảm thấy rằng một cúi đầu sâu về hướng bàn thờ là thích hợp vào thời điểm này, nhưng GIRM số 195 (ở trên) dường như gợi ý rằng thầy đọc sách nên đi trực tiếp tới chỗ được chỉ định cho thầy trong cung thánh, mà không có hành vi kính cẩn nào nữa tại thời điểm này.
Sau bài trả lời của tôi ngày 18-6 về vai trò của linh mục trong việc đọc bài Thương Khó, một độc giả ở Boston đã đóng góp một số thông tin bổ sung hữu ích, mà tôi rất biết ơn. Xin mời đọc:
“Tôi có thể đề nghị rằng thật là hữu ích cho người đọc cũng có thể tham khảo Praenotanda rất rõ ràng của cuốn sách “The Passion of the Lord, Bài Thương Khó của Chúa” – dù có âm nhạc hay không. Các chữ đỏ này là chi tiết hơn nhiều, và đều giới thiệu một số chi tiết và làm rõ một số điểm liên quan đến việc công bố Bài Thương Khó. Chúng thường bị bỏ qua, nhưng ‘Passio Domini nostri Iesu Christi, Bài Thương Khó của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta’ được Liturgiam Authenticam 110 công nhận là một cuốn sách phụng vụ của Nghi lễ Rôma.
“Có thể tìm thấy một bản dịch tiếng Anh (với một vài sửa đổi nhỏ), thí dụ, ở phần đầu của các bản văn Tin Mừng Thương Khó được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) phê duyệt và được sử dụng rộng rãi cho việc đọc ‘trong các vai.’ Sự việc rằng phần giới thiệu dẫn nhập đã được in trong các ấn bản không âm nhạc, và câu viết của chính chữ đỏ, cho thấy rõ rằng các chữ đỏ này áp dụng cho Bài Thương Khó, ngay cả khi đọc / chứ không hát.
“Chữ đỏ trong sách này làm cho ưu tiên của các thừa tác viên được rõ ràng hơn trong Paschale Solemnitatis, xác định rằng các phó tế phải vắng mặt để cho các linh mục đảm nhận vai, và tương tự như vậy, ngưởi có chức thánh nhường cho người không có chức thánh. Trong bản dịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB), phần có liên quan ghi:
“Bài Thương Khó được hát hoặc công bố bởi ba giọng… Bài Thương Khó được công bố bởi các phó tế, hoặc, khi vắng mặt họ, bởi các linh mục, hoặc trong sự vắng mặt của linh mục, bởi các người đọc sách. Tuy nhiên, trong trường hợp cuối cùng, vai của Chúa Kitô nên được dành riêng cho vị chủ tế.”
“Phiên bản của bài Thương Khó được in tại Hoa Kỳ chứa một điều chỉnh cho chữ đỏ này, nhằm có lợi cho các ngưởi hát không có chức thánh, mặc dù không rõ liệu sự điều chỉnh ấy có được chấp thuận minh nhiên theo cách thông thường hay không.” (Zenit.org 16-7-2019)
Nguyễn Trọng Đa