CHÌA KHÓA BÀI ĐỌC LỜI CHÚA LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, 09-01-2023 ֎ TÔI TỚ CỦA CÁC TÔI TỚ

CHÌA KHÓA BÀI ĐỌC LỜI CHÚA

LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, 09-01-2023

֎

TÔI TỚ CỦA CÁC TÔI TỚ

Dung mạo liên hợp và đa năng về Người Tôi Tớ và Con Thiên Chúa đều xuất hiện trong các bài đọc, kể cả ở bài đọc hai, được trích từ sách Công vụ Tông đồ. Điều này một lần nữa, muốn nói rằng Tân Ước là sự tiếp nối Cựu Ước cách hoàn hảo.

Bài đọc I : Is 42, 1-4. 6-7  

Bài ca thứ nhất về Người Tôi Tớ của Giavê mô tả một nhân vật mầu nhiệm. Do Thái giáo cổ xưa ủng hộ một cách giải thích có tính thiên sai. Các sách Tin Mừng và sách Công vụ Tông đồ cũng làm như vậy, khi áp dụng danh hiệu ‘Người Tôi Tớ của Giavê’ cho Chúa Giêsu Đức Kitô, bằng một từ Hy Lạp có nghĩa là Người Được Chọn, người được Chúa xức dầu. Bốn câu đầu tiên nói về người tôi tớ, người được chọn này ở ngôi thứ ba. Thiên Chúa dành cho người tôi tớ tất cả sự ưu ái của Chúa”cho thần khí của Chúa đến ngự trên người tôi tớ. Người tôi tớ vừa khiêm tốn, xóa bỏ mình, vừa kiên định, quyết tâm thiết lập công lý trên mặt đất. câu 6 và 7, Thiên Chúa nói trực tiếp với người tôi tớ để diễn tả mối quan hệ mật thiết kết hợp các Ngài,đặc tính phổ quát của sứ mệnh của người tôi tớ là chữa lành và cứu độ.

Thánh vịnh đáp ca : Tv 28 (29)

Tiền xướng của thánh vịnh lặp lại cách giải thích về dung mạo Người Tôi Tớ : đó là dân được chọn, có sứ mệnh làm chứng giữa các quốc gia. Ngoài ra, thánh vịnh còn xưng tụng vinh quangquyền năng vương đế của Chúa, cũng như vẻ chói ngời sự thánh thiện của Ngài. Tác giả thánh vịnh, trong các khổ thơ thứ hai và thứ ba, nhấn mạnh uy lực trong tiếng nói của Thiên Chúa sáng tạo thống trị sông nước, đặc biệt là những cơn hồng thuỷ.

Bài đọc II : Cv 10, 34-38

Phêrô nói với một thính giả ngoại giáo dễ tiếp thu: là ông Cornêliô, một cư dân La Mã bên bờ biển Xêdarê. Vị Tông đồ nói ngay đến sự không thiên vị của Thiên Chúa, Đấng “tiếp nhận” các người công chính, thuộc mọi quốc gia. Phêrô có bằng chứng là tin mừng bình an”: được công bố trước tiên cho con cái Israel nhờ Chúa Kitô, Chúa của tất cả; Tin Mừng đó lan rộngkhắp cả đất nước Do Thái, trong sự nới rộng sứ mệnh của Gioan Tẩy giả. Hơn nữa, vào thời điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi Gioan, Chúa đã được xức dầu Thánh Thần và quyền năng. Phêrô tóm kết sứ vụ của Chúa Giêsu: “Ngài đã làm điều lành và được củng cố bởi sự hiện diện của Thiên Chúa, Ngài đã thực hiện nhiều sự chữa lành.

Tin Mừng : Mt 3, 13-17

Matthêu tường thuật việc Chúa Giêsu chịu phép rửa. Tường thuật của Matthêu căn theo sự thực và gần với tường thuật của Marcô. Nhưng nét bút của Matthêu rất dễ nhận ra. Trong nửa đầu của trình thuật, trọng tâm là mong muốn rõ ràng của Chúa Giêsu muốn được Gioan làm phép rửa cho. Trong khi Gioan phản đối, Chúa Giêsu xác nhận mong muốn của mình. Chúa gợi lên việc hoàn tất sự công chính – một từ điển hình của Matthêu và tương ứng với kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Gioan để cho mình bị thuyết phục bởi Chúa Giêsu. Sau đó, Matthêu xác nhận rằng phép rửa của Chúa Giêsu đã thực sự được hoàn tất. Kế đến, Matthêu thêm hai ghi chú độc đáo có tính thần học. Ghi chú trước tiên đề cập đến việc các tầng trời mở ra (xem thêm Ez 1, 1; Is 64, 1; Ga 1, 51, Cv 7, 56. 10, 11). Ghi chú thứ hai nằm trong những lời được nói ra cuối cùng bởi giọng nói từ trời : Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người (x. Tv 2, 7, được coi là thiên sai, và Is 42, 1).

.

Lm. Gb. Nguyễn Đăng Tuệ, chuyển ngữ.

.

Comments are closed.